Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết
Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì? Các hình thức kiểm tra viết trong giáo dục hiện nay là gì?
Cách thức đánh giá trong kiểm tra viết
1. Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết
Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết
1.1 Đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy. Đánh giá quá trình thường được thực hiện trong quá trình giảng dạy môn học/hay khoá học/lớp học. Đánh giá quá trình, còn được gọi là "Đánh giá giáo dục" được thực hiện để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá quá trình có thể do giáo viên hoặc đồng nghiệp hay do người học cùng thực hiện, cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học tập của người học và không nhất thiết được sử dụng cho mục đích xếp hạng, phân loại.
Trong đánh giá quá trình, việc thu thập thông tin hoặc dữ liệu về hoạt động học tập của người học trong lớp được sử dụng để cải thiện hoạt động dạy và hoạt động học. Đánh giá quá trình không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng học sinh mà tập trung vào việc tìm ra những nhân tố tác động đến kết quả giáo dục của học sinh để có những giải pháp kịp thời, đúng lúc, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học.
Đánh giá quá trình còn giúp chuẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của học sinh nhằm xác định hoặc điều chỉnh một chương trình học tương lai cho phù hợp.
Đặc điểm của đánh giá quá trình:
- Việc đề ra mục tiêu ngắn hạn (nếu có thể thì kết hợp với người học) được thực sự hiểu rõ vả có kèm theo hướng dẫn phù họp;
- Các nhiệm vụ được đề ra nhằm mục đích mở rộng, nâng cao hoạt động học tập;
- Việc chấm điểm /cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo (ngay trước mắt) thông qua đối thoại thường xuyên;
- Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mửc độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.
Cách thức đánh giá quá trình:
- Cách thức tìm hiểu nhu cầu của người học, thông qua những phiếu hỏi, bảng kiểm, trả lời nhanh những câu hỏi mở, động não.
- Cách khích lệ tự định hướng, như tự suy ngẫm, tự đánh giá, thông tin phản hồi của bạn bè vả học tập hợp tác;
- Cách giám sát sự tiến bộ, như dự giờ, nhật kí học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập;
- Cách KT sự hiểu biết, như hồ sơ học tập, phiếu KT, phiếu quan sát, chuyên san, phỏng vấn, và chất vấn
1.2 Đánh giá tổng kết
Đánh giá tổng kết được xác định một cách định kì vào một thời điểm cụ thể về những gì học sinh biết và không biết. Nhiều đánh giá tổng kết chỉ kết hợp với các bài kiểm tra chuẩn tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng và là một phần quan trọng trong chương trình học của trường. Đánh giá tổng kết ở trường hoặc lớp học là một biện pháp để báo cáo, thường được sử dụng như là một phần của quá trình chấm điểm.
Đánh giá tổng kết hay còn gọi là đánh giá kết quả là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát, nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khoá/lớp học hoặc một môn học/học phần.
Đánh giá tổng kết thường được thực hiện vào cuối một khoá/lớp học (khi kết thúc một khoá/lớp học) hoặc cuối kì (khi kết thúc một học trình, một môn học hay một học kì, một dự án...). Mục tiêu chính của đánh giá tổng kết là xác định mức độ đạt thành tích của học sinh, nhưng không quan tâm đến việc thành tích đó đã đạt được ra sao và kết quả đánh giá này được sử dụng để công nhận người học đã hoặc không hoàn thành khoá/lớp học.
Nó là cơ sở để phân loại, lựa chọn học sinh, phân phối học sinh vào các chương trình kiểm tra thích hợp, được lên lớp hay thi lại, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp cho học sinh và đưa ra những nhận xét tổng hợp về toàn bộ quá trình học tập của HS... Tuy nhiên, nó không thể góp phần vào việc cải thiện kết quả học tập của học sinh trong giai đoạn học tập được đánh giá. Tất nhiên nó vẫn có thể góp phần vào việc cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến giai đoạn học tập này trong tương lai, cho những lớp học sinh kế tiếp.
2. Khái niệm phương pháp kiểm tra viết
Kiểm tra viết thường được sử dụng sau khi học một phần chương, cuối chương, cuối giáo trình, nhàm kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, kiểm tra toàn lớp trong một thời gian nhất định, giúp học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết.
Phương pháp kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra đòi hỏi học sinh phải trình bày trên giấy, sử dụng ngôn ngữ viết - khác với ngôn ngữ nói trong phương pháp kiểm tra vấn đáp.
3. Hình thức kiểm tra viết
Có hai dạng kiểm tra viết cơ bàn: Kiểm tra viết dạng tự luận (trả lời ngắn; trả lời dài) và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan.
3.1 Kiểm tra viết dạng tự luận
Tự luận là dạng kiểm tra quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong nhà trường. Nó cho phép học sinh trả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp và trình bày những tri thức phù hợp nhất, với một giới hạn tương đối rộng về nội dung. Do vậy, trắc nghiệm tự luận có thể đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp và sự sáng tạo trong trình bày-một bài luận của học sinh.
Bài kiểm tra dạng tự luận thường có ít câu hỏi và câu hỏi ngắn nhưng yêu cầu học sinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả lời một câu hỏi.
Trong dạng kiểm tra tự luận lại phân chia ra làm hai loại: Bài luận dài (tiểu luận) và Bài luận ngắn/hạn chế (loại cung cấp thông tin).
Dạng tự luận dài bao gồm các loại câu hỏi có phạm vi trả lời mở rộng, khái quát. Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Loại câu này có thể phát huy khả năng phân tích, tổng hợp, óc sáng tạo... nhưng khó chấm điểm và độ tin cậy không cao.
Dạng tự luận hạn chế cung cấp thông tin giới hạn câu trả lời trong phạm vi nhỏ hơn, người trả lời có thể ước lượng được độ dài của câu ưả lời, Với loại bài kiểm tra này việc chấm điểm dễ dàng hơn và độ tin cậy cao hơn.
Yêu cầu đối với kiểm tra viết dạng tự luận:
- Nghiên cứu mục đích và nội dung vấn đề cần kiểm tra. Xác định được trọng tâm của vấn đề cần kiểm tra và tìm ra một sổ câu hỏi xác đáng bao quát được nội dung vấn đề.
- Ra đề chính xác, dễ hiểu, sát với trình độ các em, phù hợp với thời gian làm bài, phát huy trí tuệ ở các em.
- Tổ chức cho học sinh làm bài thực sự nghiêm túc, tránh mọi tiêu cực trong khi làm bài, Thu bài đứng giờ
- Tạo điều kiện cho học sinh làm bài đầy đủ, không gây phân tán chú ý.
- Giao bài cho hai người chấm độc lập và nhóm trưởng làm trọng tài quyết định điểm sổ cuối cùng nếu có sự chênh lệch thái quá. Chấm bài cẩn thận, có nhận xét về nội dung, hình thức trình bày và thái độ khi lảm bài...
3.2 Dạng trắc nghiệm khách quan
Loại trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng-sai, điền khuyết, ghép đôi...) được cấu trúc chặt chẽ và chỉ giới hạn cách trả lời của học sinh ở việc cung cấp một dòng hoặc vài từ, vài con số, kí hiệu, hay lựa chọn cách ưả lời đúng trong nhiều cách trả lời. Loại trắc nghiệm này yêu cầu học sinh nhận biết, phân biệt, hoặc nêu tên một cái gì đó, do vậy nhìn chung nó nhắm tới mức độ nắm và hiểu ưi thức của học sinh.
Bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi. Mỗi câu hỏi cung cấp một thông tin cụ thể và học sinh được yêu cầu trả lời rất ngắn bằng một hay một vài từ hoặc lựa chọn đáp án đúng. Vì lượng câu hỏi nhiều mà thời gian trả lời lại ngắn nên bài trắc nghiệm khách quan thường bao hàm được rất nhiều nội đung cần đánh giá.
Các loại câu trắc nghiệm khách quan:
- Câu nhiều lựa chọn
- Câu điền vào chỗ trống
- Câu ghép đôi
Trên đây Hoatieu đã cung cấp Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
- Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
- Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
- Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
- Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
- Thế nào là đánh giá định kỳ?
- Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
- Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Nội quy lớp học Online trực tuyến mới nhất
-
2 Mẫu khảo sát lấy ý kiến giáo viên về dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông
-
(Chính xác) Đáp án tập huấn môn Giáo dục quốc phòng 12 Kết nối tri thức
-
Tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Vật lí 10 Giáo dục thường xuyên
-
Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 7 môn Khoa học tự nhiên - Đủ 3 bộ sách
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo
Top 17 Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 năm 2024 (Sách mới)
Bảng lương giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp mới
Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Công nghệ 9 2024
Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất gì?
Tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Toán lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo