Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?

Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, có quyền quản lý các hoạt động trong nhà trường, bao gồm cả việc phân công giáo viên

Vậy, giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không? Hoatieu.vn xin trả lời theo quy định của pháp luật tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT và các văn bản pháp luật liên quan khác.

1. Thẩm quyền của Hiệu trưởng trong việc quản lý giáo viên

Hiệu trưởng có quyền quản lý giáo viên, tuy nhiên quyền này được pháp luật quy định thế nào tại thông tư 28 và thông tư 32?

Để biết cụ thể các quyền của hiệu trưởng, mời các bạn tham khảo bài viết Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?

2. Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?

Theo quy định tại điều 27 thông tư 28 và thông tư 32, giáo viên có nhiệm vụ tuân theo sự phân công của hiệu trưởng.

Vậy trong trường hợp nào, giáo viên được quyền từ chối sự phân công đó?

Theo quy định tại khoản 6 điều 11 Luật Viên chức 2010, viên chức có quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

=> Giáo viên được quyền từ chối sự phân công của hiệu trưởng nếu sự phân công đó trái với quy định của pháp luật.

Ví dụ: Theo quy định tại điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, giáo viên không được dạy thêm với học sinh tiểu học

=> Nếu hiệu trưởng trường tiểu học phân công giáo viên dạy thêm đối với học sinh lớp 3 thì giáo viên có quyền từ chối sự phân công đó.

3. Giáo viên đau ốm có được quyền từ chối khi hiệu trưởng phân công?

Giáo viên đau ốm có được quyền từ chối khi hiệu trưởng phân công?

Như đã phân tích tại mục 2, giáo viên được quyền từ chối sự phân công của hiệu trưởng nếu sự phân công đó trái với quy định của pháp luật.

Vậy trong trường hợp giáo viên đau ốm thì có được quyền từ chối khi hiệu trưởng phân công?

Trong trường hợp sự phân công của hiệu trưởng là đúng quy định của pháp luật nhưng sức khỏe của giáo viên không đảm bảo để thực hiện công việc thì giáo viên có thể báo lại với hiệu trưởng về tình hình sức khỏe để hiệu trưởng tìm người khác thay thế thực hiện công việc được giao

Nếu sức khỏe của giáo viên bị suy giảm nhiều, khó đảm bảo thực hiện được các công việc khác thì giáo viên có thể xin nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

=> Điều kiện tiên quyết để được hưởng chế độ này là khi nghỉ việc bạn phải có đủ ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội

4. Giáo viên từ chối kiêm nhiệm, hiệu trưởng có quyền đuổi việc không?

Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?

Buộc thôi việc là một trong các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Điều 19 Nghị định 112 quy định viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong các trường hợp sau:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Trong đó điều 16 nghị định này có quy định hành vi Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền.

Vậy nếu quyết định phân công giáo viên kiêm nhiệm đó đúng quy định pháp luật nhưng giáo viên được phân công không thực hiện quyết định phân công này gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì mới bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Còn những trường hợp không thực hiện quyết định kiêm nhiệm khác thì không bị áp dụng hình thức buộc thôi việc

5. Giáo viên có quyền từ chối trực tết 2021 không?

Pháp luật không quy định nhiệm vụ trực tế của giáo viên, vậy giáo viên có quyền từ chối trực tết 2021 không?

Câu trả lời là có

Để biết thêm chi tiết, thông tin liên quan vấn đề từ chối trực tết của giáo viên, mời các bạn đọc bài Giáo viên có quyền từ chối trực tết 2021 không?

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 6.427
0 Bình luận
Sắp xếp theo