Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? Phương pháp đánh giá bằng quan sát được vận dụng thế nào? Vậy hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.
Đánh giá bằng quan sát trong dạy học
Việc xây dựng chương trình môn toán phổ thông 2018 nhấn mạnh những quan điểm nào?
1. Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
Các phương pháp quan sát giúp xác định những thái độ, những sự phản ứng vô ý thức, những kĩ năng thực hành và một số kĩ năng về nhận thức.
Thông thường trong quan sát, giáo viên có thể sử dụng 3 loại công cụ để thu thập thông tin. Đó là: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm tra.
1.1 Ghi chép các sự kiện thường nhật
Hàng ngày giáo viên làm việc với học sinh, quan sát học sinh và ghi nhận được rất nhiều thông tin về hoạt động học tập của học sinh. Ví dụ học sinh A phát âm sai một vài từ đơn giản, học sinh B luôn thiếu tập trung chú ý và nhìn ra cửa sổ. Học sinh C luôn làm xong nhiệm vụ của mình sớm và giúp đỡ các bạn khác trong giờ thực hành... Những sự kiện lặt vặt hàng ngày như vậy có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá. Nó giúp cho giáo viên dự đoán khả năng và cách ứng xử của học sinh trong những tình huống khác nhau hoặc giải thích cho kết quả thu được từ những bài kiểm tra viết của học sinh.
Tuy nhiên, giáo viên không có khả năng quan sát và ghi chép được tất cả những hành vi, sự kiện, mọi mặt của tình huống diễn ra hàng ngày của học sinh dù rằng chúng đều có thể là những thông tin có giá trị. Do vậy cần phải có sự chọn lựa trong quan sát. Để việc quan sát và ghi chép có tính khả thi, giáo viên cần:
- Hướng việc quan sát vào những hành vi không thể đánh giá được bằng những phương pháp khác.
- Giới hạn việc quan sát vào một vài loại hành vi nào đó tuỳ theo mục đích giảng dạy của giáo viên.
- Giới hạn phạm vi quan sát ở một vài đối tượng học sinh cần tới sự giúp đỡ đặc biệt của giáo viên.
Giáo viên có thể sử dụng sổ ghi chép. Mỗi học sinh cần được dành cho 1 vài tờ trong sổ ghi chép, cần ghi tách biệt phần mô tả sự kiện với phần nhận xét về sự kiện của giáo viên.
Để việc ghi chép sự kiện thường nhật của học sinh có hiệu quả giáo viên cần tuân theo một số yêu cầu sau:
- Xác định trước những sự kiện cần quan sát nhưng cũng cần chú ý đến những sự kiện bất thường.
- Quan sát và ghi chép đầy đủ về sự kiện đặt trong một tình huống cụ thể để sự kiện trở nên có ý nghĩa hơn.
- Sự kiện xảy ra cần phải được ghi chép lại càng sớm càng tốt.
- Mỗi bản ghi chỉ nên tập trung vào 1 sự kiện.
- Tách riêng phần mô tả chân thực sự kiện và phần nhận xét của cá nhân giáo viên.
- Cần ghi chép cả những hành vi tích cực và hành vi tiêu cực
- Cần thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra những nhận xét, đánh giá về hành vi, thái độ của học sinh.
- Việc ghi chép sự kiện cần phải được luyện tập và huấn luyện cho giáo viên một cách bài bản để việc ghi chép mang tính khoa học, hệ thống và giúp ích cho hoạt động dạy học và giáo dục.
1.2 Thang đo
Đánh giá bằng thang đo cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Những tiêu chí của thang đo cần phải là những nội dung giảng dạy và giáo dục quan trọng
- Những mô tả trong thang đo phải là những bằng chửng cỏ thể trực tiếp quan sát được
- Các mức độ và mô tả mức độ của thang đo phải được định nghĩa rõ ràng.
- Nên đưa ra từ 3 đến 7 mức độ trong thang đo và cho phép người sử dụng thang đo đánh dấu vào khoảng giữa các mức độ.
- Nên cho phép người sử dụng thang đo bỏ qua những câu mà họ cảm thấy không có đủ bằng chứng để đánh giá.
- Nếu có thể, nên kết hợp kết quả đánh giá của nhiều người quan sát trên cùng một đối tượng.
Thang đo dạng số
Đây là một trong những loại thang đo đơn giản nhất. Người sử dụng đánh dấu hoặc khoanh vào một con số chỉ mức độ biểu hiện của một phẩm chất ở học sinh. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả bằng lời và sự mô tả này thống nhất ở tất cả các câu ưong thang đo. Đôi khi người sử dụng thang đo chỉ được chỉ dẫn rằng con số to nhất là chỉ mức độ cao nhất, con số nhỏ nhất là chỉ mức độ thấp nhất, những số ở giữa là chỉ các giá trị trung bình.
Ví dụ: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bằng cách khoanh ưòn vào những con số tương ứng. Trong đó: 5 - nhiều nhất, 4 - trên trung bình, 3 - trung bình, 2 - dưới trung bình, 1 - không tham gia.
1. Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào?
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
2. Những ý kiến đưa ra liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào?
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Thang đo dạng đồ thị
Thang đo dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu hiện của hành vi theo một trục đường thẳng. Người quan sát đánh dấu vào đoạn thẳng đó. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những vị trí nhất định trên đoạn thẳng nhưng người đánh giá vẫn có thể đánh dấu vào điểm giữa các mức độ trên đoạn thẳng.
Ví dụ: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bẳng cách đánh dấu X vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi.
1. Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào?
2. Những ý kiến đưa ra liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào?
Cần lưu ý rằng những mô tả các mức độ trên thang đo đồ thị có thể giống nhau ở tất cả các câu hỏi nhưng cũng có thể mỗi câu hỏi có một cách mô tà mức độ khác nhau.
Mặc dù mô tả mức độ theo dạng đường thẳng có thể đánh dấu vào khoảng giữa của những mức độ đánh giá giúp cho việc đánh giá chính xác hon. Tuy nhiên sử dụng một từ để mô tả mức độ trên thang đo cũng không rõ ràng hon những con sổ. Mỗi người cỏ cách hiểu khác nhau về “thỉnh thoảng” và “thường xuyên”.
Thuận lợi, khó khăn khi dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Thang đo dạng đồ thị có mô tả
Thang đo này sử dụng những cụm từ mô tả để xác định các mức độ trên đoạn thẳng. Sự mô tả này chỉ ra những khác biệt trong biểu hiện hành vi của học sinh ở những mức độ khác nhau. Một số thang đo chỉ mô tả điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Một số thang đo khác mô tả dưới mỗi điểm của đoạn thẳng. Đôi khi có một đoạn trống ở dưới mỗi câu hỏi để người quan sát cho thêm ý kiến về cách lựa chọn mức độ của mình.
Ví dụ: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bẳng cách đánh dấu X vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi.
Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào?
1.3 Bảng kiểm tra
Bảng kiểm tra (bảng kiểm) có hình thức và sử dụng gần giống như thang đo. Tuy nhiên thang đo đòi hỏi người đánh giá chỉ ra mức độ biểu hiện của một phẩm chất hoặc mức độ thường xuyên của một hành vi còn bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có - Không. Đó là phương pháp ghi lại xem một phẩm chất có biểu hiện hay không hoặc một hành vi có được thực hiện hay không.
Ví dụ: Bảng kiểm tra, đánh giá quá trình đánh véc-ni
Hướng dẫn: Trong khoảng trống phía trước mỗi câu, hãy đánh dẩu + nếu hành động đạt yêu cầu hoặc đánh dấu - nếu hành động không đạt yêu cầu.
_________________1. Dùng giấy ráp đánh mặt phẳng đúng cách
_________________ 2. Lau bụi mặt phẳng bằng đúng loại giẻ phù hợp
_________________ 3. Chọn chổi quét phù hợp
_________________ 4. Chọn véc-ni và kiểm tra dòng chảy của véc-ni
_________________ 5. Rót một lượng véc-ni cần thiết vào một cốc sạch
Trong đánh giá thực hành, bảng kiểm tra có thể được thiết kể theo các bước sau:
- Xác định từng hành vi cụ thể trong hoạt động thực hành
- Có thề thêm vào những hành vi làm sai nếu nó có ích cho việc đánh giá
- Sắp xếp các hành vi theo đúng thứ tự diễn ra
- Hướng dẫn cách đánh dấu những hành vi khi hành vi đó xuất hiện (hoặc đánh số thứ tự các hành vi theo trình tự thực hiện).
Những phương pháp quan sát này cần sự chú ý của giáo viên thường xuyên và liên tục để đánh giá đúng một vấn đề. Trong quá trình quan sát, đánh giá thì giáo viên cũng cần thực hiện công việc ghi nhớ hoặc ghi chép đầy đủ. Việc quan sát này sẽ giúp cho giáo viên có cái nhìn đúng đắn nhất dành cho học sinh và có biện pháp khắc phục những vấn đề kịp thời.
Vì lứa tuổi học sinh còn chưa nhận thức được hành vi của mình, không biết hành động đó là đúng hay sai, nếu không chấn chỉnh thì lâu dần sẽ trở thành những đức tính xấu.
Ngoài ra mỗi phương pháp đánh giá bằng quan sát nêu trên cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng nên giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt để ghi nhớ vấn đề.
2. Phương pháp đánh giá trong giáo dục hiện nay
Ngoài những phương pháp quan sát kết hợp thì trong giảng dạy vẫn có những đánh giá năng lực học sinh bằng cách kiểm tra chất lượng học tập của học sinh được áp dụng cho từng cấp học dưới đây.
2.1 Đánh giá năng lực học sinh tiểu học
Đánh giá năng lực học sinh tiểu học được quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp kiểm tra viết
2.2 Đánh giá năng lực học sinh THCS, THPT
Đánh giá năng lực học sinh THCS, THPT được quy định tại Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT
Đánh giá năng lực học sinh THCS, THPT gồm đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ
Để biết thêm chi tiết về các phương thức đánh giá này, mời các bạn tham khảo bài: Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
Trên đây Hoatieu đã trả lời câu hỏi Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Yêu cầu cần đạt các môn lớp 2 sách Cánh diều
-
Địa chỉ Tích hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống lớp 2 (Đang tổng hợp)
-
(Đủ 10 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
-
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Địa lý
-
Sách giáo khoa lớp 5 Kết nối tri thức (Xem online)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
File tập đọc lớp 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Đáp án trắc nghiệm tập huấn sách Cánh Diều lớp 11 môn Giáo dục thể chất
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều
Mẫu giấy luyện viết chữ hoa cỡ nhỏ cho học sinh tiểu học
Đáp án module 5 Ngữ văn THCS
Gợi ý Đáp án Module 6 năm 2024