Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai

Đáp án module 7: Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai trong video trên. Xây dựng trường học an toàn vẫn luôn là mục tiêu của hệ thống giáo dục hiện nay. Trường học có an toàn thì mới tạo điều kiện cho học sinh được phát triển an toàn và toàn diện hơn. Tuy nhiên việc xây dựng trường học an toàn cũng cần ứng phó lại với các hoạt động tự nhiên.

Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai
Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai

1. Trường học an toàn là gì?

Trường học an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu là môi trường giáo dục có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, các cán bộ nhân viên trong trường (những người đang làm việc trong trường) và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học trong mọi điều kiện của thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.

Nói một cách khác, xây dựng “Trường học an toàn” (hay làm trường học an toàn hơn) là một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhân viên trong trường trước bất kỳ thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu nào.

2. Tại sao cần xây dựng Trường học an toàn?

- Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên chịu tác động bởi thiên tai. Trong đó, phổ biến và nghiêm trọng nhất là bão, lũ, lụt, sạt lở đất, giông và sét,… Thiên tai đã tàn phá rất nhiều công trình, gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản của cộng đồng và xã hội. Trong đó, các cơ sở giáo dục như trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên,... phải hứng chịu những tổn thất nặng nề.

- Các trường học, đặc biệt là những trường ở khu vực nông thôn thường được sử dụng như là trung tâm của cộng đồng với nhiều hoạt động cộng đồng được tổ chức tại đây. Ngoài ra, các trường học thường là nơi trú ẩn an toàn cho cộng đồng trong suốt thời gian xảy ra thiên tai. Nếu trường học bị hư hại hoặc tàn phá thì các hoạt động sơ tán và cứu trợ sẽ gặp khó khăn.

- Bên cạnh đó, nếu các trường học bị hư hại thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và học tập của trường. Mặt khác, do trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong thiên tai và cần được hỗ trợ về mặt tâm lý - xã hội, việc các trường học có thể khôi phục hoạt động giảng dạy và học tập một cách nhanh chóng sau thiên tai là một nhu cầu quan trọng để hỗ trợ cho trẻ em và giúp các em nhanh chóng hòa nhập với bạn bè, trường lớp.

Do đó, việc xây dựng một mô hình trường học an toàn toàn diện để giúp học sinh, giáo viên và các cán bộ trong trường học giảm được tối đa các rủi ro thiên tai là điều rất cần thiết.

3. Giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai trong video trên

Thiên tai cũng là một trong những mối nguy hiểm đối với học sinh và nhà trường. Thiên tai đã tàn phá nhiều công trình và gây thiệt hại về tính mạng, tài sản của con người. Vì thế những cơ sở giáo dục cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất kiên cố để bảo vệ học sinh trong trường hợp thiên tai ập đến. Vậy có những giải pháp nào giúp xây dựng trường học an toàn, phòng chống lại thiên tai?

Những giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai là:

1. Đầu tiên cần tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai cho giáo viên và học sinh để hạn chế những tác động mà thiên tai gây hại đến con người.

2. Tích hợp, lồng ghép giáo dục về PC&GNTT vào chương trình học chính khoá và ngoại khoá. Hướng dẫn các em học sinh phòng chống thiên tai bất ngờ như:

  • Khi mưa bão, sấm sét như không được đi ngoài mưa, không trú dưới những gốc cây lớn, gần cột điện, cần trú ẩn ở nơi an toàn.
  • Khi thấy cháy thì cần hạn chế hít phải khói, báo hiệu với người cứu giúp, chạy ra khu vực dễ thoát hiểm, gọi điện cho lực lượng cứu hỏa, và cần giáo dục các em những hoạt động nguy hiểm dễ gây cháy.
  • Khi xảy ra lũ lụt thì cần nhanh chóng di chuyển lên khu vực cao.

3. Hướng dẫn phụ huynh về việc bảo vệ sức khỏe của học sinh trước những diễn biến của khí hậu như trái đất nóng lên, rét đậm, rét hại,...

4. Xây dựng một ban phòng chống thiên tai của trường học, ban phòng chống thiên tai cần thường xuyên tập luyện các tình huống bất trắc có thể xảy ra để chống lại thiên tai.

5. Xây dựng các chương trình giáo dục về phòng chống thiên tai vào trong các khóa học, ngoại khóa để các em hiểu và tự bảo vệ bản thân.

6. Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai cả trước và sau khi thiên tai diễn ra:

  • Trước thiên tai thì cần thường xuyên kiểm tra các công trình xây dựng, tu sửa các hạng mục thường xuyên, trang bị các thiết bị cứu hộ khẩn cấp, tập huấn phòng chống thiên tai.
  • Trong thiên tai: Kế hoạch sơ tán học sinh khi thiên tai diễn ra bất ngờ.
  • Sau thiên tai: Thực hiện việc dọn dẹp sau thiên tai, sửa chữa trường học, bàn ghế, đồ dùng học tập trước khi đón học sinh trở lại.

*Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp phòng chống thiên tai thì việc giáo dục cho học sinh về nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, để các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng là nhiệm vụ quan trọng. HoaTieu.vn xin đưa ra một số gợi ý để thầy cô tham khảo và lồng ghép vào câu trả lời của mình:

  • Hướng dẫn các em nhận biết một số đặc điểm của thời tiết, dấu hiệu nhận biết thời tiết: Nắng, mưa, nóng, lạnh....
  • Đặc điểm của bốn mùa (xuân, hạ , thu, đông), cách nhận biết các mùa trong năm.
  • Một số biến đổi của khí hậu: nắng nóng kéo dài, mưa gió bất thường, rét đậm, rét hại...
  • Một số nguyên nhân và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
  • Cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

4. Các bước xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai

Việc xây dựng trường học an toàn cần được tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1: Giới thiệu cho giáo viên và học sinh về thiên tai và trường học an toàn. Trước hết, cần giới thiệu cho Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh về sự cần thiết phải xây dựng trường học an toàn.
  • Bước 2: Thành lập ban quản lý thiên tai của trường học. Tùy từng địa phương, BQL có thể có tên gọi khác nhau như: Ban phòng, chống lụt, bão của trường học, Ban PC&GNTT, Ban quản lý
    trường học an toàn,...
  • Bước 3: Đánh giá tình trạng an toàn của trường học BQL sẽ tổ chức đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của trường học, nghĩa là đánh giá xem trường học có những điểm mạnh, điểm yếu nào trong quản lý thiên tai.
  • Bước 4: Xây dựng và phổ biến Kế hoạch Trường học an toàn. Từ kết quả đánh giá đó, BQL đề ra những biện pháp để duy trì và nâng cao những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và sau đó xây dựng Kế hoạch trường học an toàn phù hợp với thực tế.
  • Bước 5: Thực hiện Kế hoạch Trường học an toàn. Toàn trường triển khai thực hiện Kế hoạch trường học an toàn đã đề ra.
  • Bước 6: Theo dõi, đánh giá và cập nhật Kế hoạch Trường học an toàn

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi tự luận module 7: Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai trong video trên? Nội dung được HoaTieu.vn thực hiện dựa trên tìm hiểu và ý kiến cá nhân nên có thể còn nhiều thiếu sót. Xin thầy cô cho ý kiến đóng góp.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
19 41.220
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm