Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Tải về

Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải dưới đây là Mẫu Kế hoạch phòng chống lụt bão năm 2024 thông dụng nhất, giúp các cơ quan, đơn vị, trường học tham khảo và xây dựng kế hoạch hiệu quả để phòng, chống, khắc phục hậu quả hiệu quả nhất trong mùa mưa lũ, thiên tai... Mời các bạn theo dõi.

Kế hoạch phòng chống thiên tai trong trường học
Kế hoạch phòng chống thiên tai trong trường học

Kế hoạch phòng, chống thiên tai là văn bản hướng dẫn chi tiết các hoạt động nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời tổ chức hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ khi thiên tai xảy ra. Kế hoạch này được xây dựng tại các cấp, từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với đặc điểm tình hình thiên tai của từng khu vực. Sau đây là nội dung chi tiết.

I. Kế hoạch phòng chống thiên tai trường học

1. Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2024 số 1

UBND …………

TRƯỜNG ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/KH-MN

..........., ngày … tháng … năm …

KẾ HOẠCH

Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm …

Thực hiện Chỉ thị số……………… về công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm …; Công văn số …………………….. của Sở Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm …; Công văn số ………………. về tăng cường công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm …,

Trường ……………… xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm … như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Công tác phòng chống thiên tai (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, mưa lớn, mưa …) phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

– Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”(chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

– Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả.

– Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh lụt bão kịp thời đến học sinh và nhân dân.

– Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong cán bộ, công chức, viên chức trong nhà trường về công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

– Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của xã và Ban quản lý các bản trong việc thực hiện kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

– Ứng phó kịp thời với các đợt bão, lũ, mưa to, gió lớn trong năm.

– Sẵn sàng huy động lực lượng và phương tiện tham gia phòng, chống thiên tai.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

– Thông tin thường xuyên, kịp thời cho các điểm trườngvề kế hoạch của Trường …………, sự chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống lụt bão có ảnh hưởng đến cơ sở vật chất của các nhà trường.

– Chỉ đạo các trường tăng cường biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế mức thấp nhất về thiệt hại về người và tài sản do lụt bão gây ra, đặc biệt là các đơn vị trường đóng tại các vùng có nguy cơ xảy ra cao.

2. Công tác tổ chức

– Nhà trường kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của nhà trường năm … do Hiệu trưởng làm trưởng ban, các Phó Hiệu trưởng làm phó ban; Chủ tịch Công đoàn cơ sở, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn làm thành viên.

– Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo các điểm trường kịp thời ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra trong suốt thời gian diễn ra: trước, trong và sau thiên tai.

– Quán triệt sâu rộng trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức cho từng cá nhân trong công tác phòng, chống thiên tai. Chỉ đạo các điểm trường ở các vùng có nguy cơ xảy ra lụt bão, thiên tai phải bố trí và di chuyển tài sản, về các phòng học cao hoặc nơi an toàn tránh hư hỏng khi thiên tai xảy ra, đồng thời chuẩn bị các biện pháp để hỗ trợ, khắc phục.

– Xây dựng phương án huy động về nguồn lực, kinh phí để kịp thời ứng phó với mọi tình huống bất lợi khi có thiên tai xảy ra.

3. Nhiệm vụ cụ thể

– Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm ...

– Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm … sát với tình hình thực tế của đơn vị.

– Tổ chức họp Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm … để quán triệt Kế hoạch PCTT&TKCN của nhà trường. Triển khai kế hoạch phòng, chống lụt bão, thiên tai của đơn vị đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác đưa, đón con em đi học về an toàn khi có thiên tai, lụt bão xảy ra.

– Phân công giáo viên, nhân viên trực, xử lý công việc khi có thiên tai, lụt bão xảy ra.

– Báo cáo thường xuyên và kịp thời về Ban chỉ đạo PCTT&TKCN của Phòng Giáo dục và Đào tạo ………..

– Tổ chức khắc phục hậu quả do lụt bão, thiên tai gây ra để tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định của Ngành.

4. Kế hoạch khắc phục để đảm bảo công tác dạy-học trong phòng chống lụt bão

– Khi có thông tin về lụt bão xảy ra, phải thường xuyên theo dõi của diễn biến lụt bão; quán triệt toàn bộ lực lượng viên chức, người lao động của nhà trường, phân chia địa bàn và tập trung lực lượng vào những nơi có nguy cơ xảy ra lụt bão, thiên tai như:

+ Vùng có nguy cơ sảy ra sạt trượt đất khi mưa to bao gồm: ……………………….

+ Vùng có nguy cơ bị lũ lụt gồm: ……………………………………………………..

– Ban PCLB&TKCN của nhà trường thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thiệt hại, kịp thời chỉ đạo các điểm trường tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra để ổn định và tiến hành kịp thời các hoạt động dạy và học.

– Các điểm trường khắc phục vệ sinh, môi trường, ổn định công tác tổ chức và tiến hành công tác dạy-học theo đúng quy định của Ngành.

– Đối với các điểm trường bị thiệt hại lớn, không thể tiến hành công tác dạy-học ngay được, Ban Chỉ đạo phải báo cáo Phòng GD&ĐT xin ý kiến chỉ đạo. Đồng thời mượn các cơ sở của địa phương bố trí học được để học tạm trong khi chờ tu sửa hoặc xây dựng lại.

– Thường xuyên cập nhật tin tức qua các phương tiện thông tin đại chúng và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhất là Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão của nhà trường.

– Kiểm tra tình hình cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.

– Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên trực, xử lý công việc trong quá trình lụt, bão xảy ra.

– Chuẩn bị lương thực, nước uống… để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình làm nhiệm vụ.

– Tổ chức di dời toàn bộ tài sản lên chỗ không bị ngập lụt.

– Sắp xếp kho sách, thiết bị vào phòng an toàn nhất.

– Trường hợp bão, lũ xảy ra đột xuất trong khi học sinh đang học, nhà trường cần tiến hành cho học sinh nghỉ học và đưa học sinh về nơi trú ngụ an toàn.

Trên đây là kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm …, của Trường ……………... Đề nghị các đồng chí trong ban Chỉ đạo và toàn thể giáo viên, nhân viên trong trường nghiêm túc thực hiện./.

Nơi nhận:

– BCĐ PCTT&TKCN (t/h)

– Lưu NT

HIỆU TRƯỞNG

2. Kế hoạch phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai số 2

PHÒNG GD&ĐT TP ..........

TRƯỜNG ....................

Số: .../KH-..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

.............., ngày ...tháng ...năm 20...

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BÃO LỤT

NĂM HỌC 20... – 20...

Căn cứ Điều lệ trường .............. do Bộ GDĐT ban hành;

Căn cứ Quyết định số ........... ngày .../.../20... của Ủy ban Nhân dân tỉnh ....................về việc cấp nhà trụ sở làm trường học cho trường mầm non ..............i;

Căn cứ Pháp lệnh phòng chống lụt, bão số ........./VBHN-VPQH ngày .../.../20... Pháp lệnh phòng chống lụt bão của VPQH;

Căn cứ Kế hoạch triển khai Nghị quyết số .../NQ-CP ngày .../.../20... của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh ..............................;

Căn cứ Công văn số .../PGDĐT ngày .../.../20... về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm GDMN học 20... - 20... của Phòng GDĐT thành phố .............;

Căn cứ kế hoạch số .../KH-MNHM ngày .../.../20... kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học 20... – 20... của trường ................... và tình hình thực tế của nhà trường,

Trường ......................xây dựng kế hoạch phòng chống bão lụt năm học 20... – 20... như sau:

I/.MỤC ĐÍCH

Công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai được xác định trên cơ sở phòng ngừa là chủ yếu, nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học… do bão, lũ, thiên tai gây ra, góp phần ổn định trường lớp, hoàn thành nhiệm vụ năm học 20... – 20....

II/.YÊU CẦU

– Thành lập Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm học 20... – 20... do Hiệu trưởng là Trưởng ban.

– Ban chỉ đạo trường thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng; phân công CBGVNV trực trường để có thể tiếp nhận, xử lí các công văn phòng chống bão lụt, thiên tai của Ban chỉ đạo các cấp, kịp thời có phương án phòng chống lụt, bão, thiên tai.

– CBGVNV nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của chính quyền, các cơ quan chức năng trong trường hợp có lụt, bão và thiên tai. Đồng thời tích cực tham gia công tác khắc phục hậu quả do lụt, bão, thiên tai gây ra.

– Duy trì tốt khâu thông tin liên lạc đến phòng Giáo dục & Đào tạo, UBND phường .................... trong trường hợp có thiên tai.

III. PHƯƠNG CHÂM

Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượngtại chỗ, vật tư phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ; Ba sẵn sàng: Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

1. Nội dung:

* Công tác triển khai trước khí có lũ, bão:

– Thành lập Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 20... do Hiệu trưởng là Trưởng ban. Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Triển khai kế hoạch đến từng CBGVNV thông qua họp HĐSP.

- Niêm yết các số điện thoại của các thành viên trong ban PCBL của nhà trường tại phòng bảo vệ để người trực có thể liên lạc ngay khi có tình huống khẩn cấp.

– Mua sắm vật tự cần thiết: Giây thép, tấm ni lông, đèn pin…

– Chặt bớt nhánh cây bàng, phượng, cây xà cừ không để gió lay đổ.

– Chằng chống cây bóng mát nhỏ mới trồng.

– Kiểm tra, che đậy cầu giao điện tổng.

– Tổ chức kiếm tra, sắp xếp, bảo quản cơ sở vật chất:

+ Tiến hành kiểm tra mái, cửa phòng học và các CSVC khác của trường.

+ Để các trang thiết bị, sách vở, hồ sơ … lên bệ cao, phủ ni lông lên các trang thiết bị, sách vở, hồ sơ… đề phòng bị bật cửa, phòng bị tốc mái và mưa dột.

+ Xây dựng kế hoạch tu sửa trường lớp, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh trong mùa mưa bão. Nếu xét thấy trường hợp không đủ an toàn, Hiệu trưởng chủ động xin ý kiến lãnh đạo cấp trên cho học sinh nghỉ học.

+ Lập kế hoạch cho nhân dân trú ẩn tại trường trong trường hợp xảy ra thiên tai, nhưng phải có kế hoạch bảo đảm an toàn CSVC, trang thiết bị của trường.

Phương án phòng chống khi có sự cố xảy ra:

– Giằng néo, chốt chặt cửa ở các phòng học, phòng làm việc.

– Dặn dò CBGVNV không được qua những chổ nguy hiểm ngập nước, nước chảy xiết, nhất là nơi cống rãnh bị sạt lở…

– Kết hợp với các phương tiện thông tin trên mạng Internet… để thông báo cần thiết đến phụ huynh và học sinh biết, chủ động thời gian học…

– Liên lạc với phụ huynh có kế hoạch đưa HS đi về an toàn trong và sau lũ.

Khắc phục hậu quả:

– Chỉ đạo CBGVNV toàn trường tham gia vệ sinh khuôn viên

– Giải phóng các cành cây, lá đổ (nếu có)

– Giữ gìn vệ sinh môi trường sau lũ bão.

– Ổn định nhanh về nề nếp hoạt động toàn trường sau lũ bão.

Tổ chức rút kinh nghiệm .

– Tổ chức rút kinh nghiệm về các nội dung:

+ Chuẩn bị cho công tác phòng chống.

+ Thực hiện phân công.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương.

+ Công tác khắc phục sau sự cố.

Đảm bảo thông tin liên lạc.

– Báo cáo với ban phòng chống bão lũ phòng GD&ĐT về tình hình đơn vị khi có thiên tai xảy ra.

– Báo cáo và tuân thủ sự phối hợp với Ban phòng chống cháy nổ và bão lũ địa phương để giữ gìn an toàn về tính mạng CBGVNV, HS và tài sản của nhà truờng.

– Nhận thông tin chỉ đạo của ban PC lũ bão cấp trên và vận dụng hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

– Đảm bảo thông tin liên lạc từ Ban chỉ đạo đến các thành viên và ngược lại (có danh sách số điện thoại đính kèm).

Huy động nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống:

– Trích từ kinh phí hoạt động của đơn vị để mua sắm vật liệu như đinh, thép, tấm nilon, tre luồng…

IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện:

- Kiện toàn Ban chỉ đạo PCBL năm học 20... – 20....

– Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm 20... xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và tiến hành công tác phòng, chống lụt, bão trong nhà trường.

- Đảm bảo phương án huy động và bố trí nhân lực, vật tư, phương tiện PCBL và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị; đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại thiết bị, vật tư hiện có cần thiết để huy động kịp thời khi có thiên tai, sự cố xảy ra.

– Các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai phân công trực 24/24 giờ trong những ngày dự báo có bão lụt, cùng theo dõi chỉ đạo khi có thiên tai bão lụt và báo cáo tình hình về BCĐ PCBL& giảm nhẹ thiên tai địa phương và phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Trưởng ban PCBL của nhà trường (Hiệu trưởng) chủ động cho học sinh nghỉ học khi lũ đạt báo động 2 – 3.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, phụ huynh học sinh ứng phó và khắc phục hậu quả theo phương châm “4 tại chỗ”. Trường hợp xảy ra nghiêm trọng vượt quá khả năng của đơn vị phải báo cáo ngay và yêu cầu sự trợ giúp của cấp trên.

2. Công tác báo cáo:

- Ban chỉ đạo PCBL của đơn vị thường xuyên và nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo về Ban chỉ đạo PCBL các cấp của ngành và địa phương.

- Trực ban PCBL có nhiệm vụ:

+ Giúp Ban PCBL theo dõi, năm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác PCBL bao gồm:

* Diễn biến thời tiết, mưa lũ, bão và các thiên tai khác;

* Diễn biến tình hình sông ngòi và các công trình phòng chống lụt bão;

* Tình hình tổ chức lực lượng PCBL và sự huy động lực lượng ứng phó với mọi tình huống.

+ Tiếp nhận điện báo, chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo, … của Ban chỉ đạo PCBL cấp trên trực tiếp để truyền đạt kịp thời.

+ Tham mưu cho ban chỉ đạo PCBL tổ chức xử lý các sự cố công trình PCBL, khắc phục sự cố do lụt bão gây ra hoặc tổ chức điều động các lực lượng chi viện theo lệnh của Ban chỉ đạo PCBL cấp trên.

+ Tổng hợp tình hình PCBL trong phạm vi phụ trách để báo cáo với Ban chỉ đạo PCBL cấp trên theo định kỳ hoặc sau khi kết thúc mỗi đợt lũ bão hoặc theo yêu cầu của cấp trên trực tiếp.

+ Báo cáo (tham mưu, đề xuất phương án) kịp thời lên Ban chỉ đạo PCBL cấp trên trong trường hợp có lũ, bão xảy ra sớm hơn, hoặc muộn hơn so với thời gian dự kiến để các cấp có thẩm quyền chỉ đạo phương án xử lý, đối phó và khắc phục hậu quả.

+ Báo cáo về Thường trực Ban phòng, chống bão lụt ngành khi tình hình khẩn cấp có lũ bão, thiên tai đột xuất (lốc xoáy, ngập úng, triều cường…) xảy ra, báo cáo ngay bằng điện thoại của văn phòng phòng GD&ĐT TP ........(qua số ........................) và sau đó có văn bản chính thức về tình hình thiệt hại, biện pháp giải quyết, khắc phục hậu quả và kiến nghị cấp trên.

* Các nội dung công tác phòng chống bão lụt tại trường...................:

1. Tổ chức tốt việc theo dõi tình hình bão lụt, chủ động các phương tiện phòng chống tại chỗ và thông tin liên lạc:

- Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết trên thông tin đại chúng, bộ phận văn thư tiếp nhận và xử lý chuyển báo kịp thời các công điện, chỉ thị, công văn về công tác phòng chống bão lụt của ban chỉ đạo cấp trên, để ban chỉ đạo cở sở có kế hoạch triển khai phương án phòng chống cụ thể, chủ động, thực hiên phương châm 4 tại chỗ.

- Duy trì tốt khâu thông tin liên lạc từ nhà trường đến Phòng Giáo dục, ủy ban nhân dân các cấp và ban PCBL của sở GD&ĐT.

- Niêm yết các số điện thoại của các TV trong ban PCBL của nhà trường tại phòng bảo vệ để người trực có thể liên lạc ngay khi có tình huống khẩn cấp.

2. Tổ chức kiểm tra, sắp xếp, bảo quản cơ sở vật chất:

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống mái nhà theo định kỳ, nhất là vào mùa mưa bão, kiểm tra các cửa các phòng học, các phòng chức năng, hệ thống đồ chơi ngoài trời, sân vườn… để có kế hoạch cụ thể.

- Đóng và cột các cửa kính, cửa chớp, cửa gỗ của các phòng học, phòng chức năng bằng dây thép cở lớn đảm bảo đề phòng gió to.

- Gia cố lại các rào chắn bảo vệ, hệ thống cây xanh trồng trên sân trường, các cây to lớn phải chặt tỉa để đảm bảo an toàn.

- Tập trung lực lượng vận chuyển nhanh các loại lương thực, thực phẩm từ kho, bếp lên tầng 2 khi có lụt, đề phòng sau bão sẽ có lụt xảy ra.

- Di chuyển toàn bộ thiết bị điện tử, máy vi tính… thiết bị phục vụ học tập lên tầng trên.

- Di chuyển các vật dụng: chăn màn, đồ dùng đồ chơi…dễ hư hỏng của các lớp tầng dưới lên tầng trên.

- Dọn phòng trống ở tầng 2, khi cần thiết có thể giúp bà con khu vực quanh trường trú ẩn thời gian ngập lụt lớn.

* Phân công thực hiện: - PC trực 24/24 trong thời gian có dự báo bão lụt

- Trong thời gian bão lụt, trực ban PCBL nhà trường phải báo cáo tình hình cho ban chỉ đạo PCBL Phòng Giáo dục thành phố vào cuối ngày và khi có tình huống đột xuất xảy ra.

- Sau bão lụt, nhà trường báo cáo đầy đủ các thiệt hại do bão lụt gây ra cho Phòng GD&ĐT thành phố theo yêu cầu.

* Số điên thoại trực Ban PCBL PGD&ĐT: ............................;

* Điện thoại BCĐ Phòng GD&ĐT:

Stt

Họ và tên

Chức vụ

SĐT DĐ

* Số Điện thoại trực PCBL Trường....................................: ............;

* Điện thoại Ban PCBL trường ....................................:

Stt

Họ và tên

Chức vụ

SĐT DĐ

* Phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban PCBL:

1. Bà ........................ - Hiệu trưởng – BTCB - Trưởng ban: phụ trách chung

ĐTCQ: ....................

ĐTDĐ: .................

2. Bà ........................ - Phó Hiệu trưởng – Phó ban: Chỉ đạo việc thu dọn đồ dùng đồ chơi của các khối từ tầng trệt lên tầng trên.

ĐTCQ:

ĐTDĐ:

3. Bà ........................ – Phó Hiệu trưởng – Phó ban: Chỉ đạo việc vận chuyển các loại lương thực, thực phẩm từ kho lên tầng trên.

ĐTCQ:

ĐTDĐ:

4. Ông........................ - TTVP - NVBV – Thành viên: Phụ trách kiểm tra hệ thống mái, cửa các phòng học, các phòng chức năng và việc thu dọn các trang thiết bị máy móc từ tầng trệt lên tầng trên; ĐTDĐ: .............................

5. Ông ........................ - Nhân viên Bảo vệ – Thành viên: Phụ trách kiểm tra hệ thống đồ chơi ngoài trời, sân bãi và việc thu dọn các trang thiết bị máy móc từ tầng trệt lên tầng trên; ĐTDĐ:....................

6. Ông ........................: Phối hợp thực hiện việc thu dọn các trang thiết bị máy móc từ tầng trệt lên tầng trên; ĐTDĐ: .....................

7. Ông ........................ – Nhân viên - Thành viên: Phụ trách gia cố lại các hàng rào bảo vệ, hệ thống cây xanh sân trường; ĐTDĐ: ........................

8. Bà ........................ – TTCD - Thành viên: Vận chuyển các loại lương thực, thực phẩm từ kho lên tầng trên; ĐTDĐ: ........................

9. Bà ........................ – TTCM MG Lớn: Đôn đốc, KT khối MG Lớn; ĐTDĐ: ........................

10. Bà ........................ – TTCM MGN: Đôn đốc, kiểm tra khối MG Nhỡ; ĐTDĐ: ........................

11. Bà ........................ – TTCM MG Bé: Đôn đốc, KT khối MG Bé. ĐTDĐ: ........................

12. Bà ........................ – TTCM khối NT: Đôn đốc, kiểm tra khối NT. ĐTDĐ: ........................

13. Bà ........................ – P.BT Đoàn TNCS HCM: Điều hành lực lượng thanh niên theo sự chỉ đạo của trưởng ban; ĐTDĐ: ........................

14. Các thành viên còn lại tăng cường cho việc di chuyển đồ dùng giấy tờ, máy móc ở khu vực hành chính (............, ............, ............, ............) và lương thực thực phẩm tại kho, bếp (............, ............, ............).

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai năm học 20... – 20... của trường ..................................... Đề nghị CBGVNV nhà trường nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện.

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT (B/C);

– CBGVNV (t/h);

– Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

.................................

II. Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã

UBND ...................

Số: .../KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

..............., ngày tháng năm 2024

KẾ HOẠCH
Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã .............. năm 2024

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện .............. về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.

Uỷ ban nhân dân xã .............. xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu, phương châm chỉ đạo

1. Mục đích yêu cầu

Công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp, các ngành. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy tự giác, chủ động phòng tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn xã.

2. Phương châm chỉ đạo

Quán triệt sâu sắc phương châm chỉ đạo của cấp trên trong công tác phòng chống thiên tai (PCTT) “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” trong đó lấy phòng, tránh là chính.

Cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân trong xã coi công tác PCTT là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất trong năm kế hoạch, tránh tư tưởng chủ quan, chuẩn bị chu đáo các mặt, chủ động sẵn sàng đối phó với mọi tình huống thiên tai ác liệt nhất có thể xảy ra theo phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai Thuận lợi:

Công tác phòng chống lụt bão, úng được cấp trên quan tâm chỉ đạo sát sao, Đảng uỷ- HĐND - UBND xã đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ sở thôn trong việc thực hiện kế hoạch phòng chống lụt bão, úng. Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia công tác phòng chống

lụt bão, úng.

Hệ thống đê và hàng tre chắn sóng của xã được tu bổ thường xuyên nên đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Các công trình thuỷ lợi nội đồng ngày càng được đầu tư, tu bổ, nạo vét nên có phần tốt hơn.

4. Khó khăn:

Diễn biến thời tiết bất thường, các thảm họa do thiên tai có thể xảy ra. .............. là một xã dân cư ít, lực lượng trẻ, có sức khoẻ tham gia làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nên huy động lực lượng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn gặp nhiều khó khăn.

Tư tưởng của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn chủ quan coi nhẹ công tác phòng chống thiên tai.

II. Nội dung kế hoạch

1. Phòng, chống bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, lũ, nước dâng

a, Về công tác tu bổ đê điều, công trình thủy lợi nội đồng

Tổ chức phát quang cây cối ở mái đê, 2 bên đê (mỗi bên cách chân đê 5m) và giải toả vật cản trên đê và ở hành lang bảo vệ đê theo quy định. Kết hợp với huyện tổ chức giải toả vật liệu xây dựng, chất tải vật liệu xây dựng quá cao ở bãi sông và các vi phạm khác.

Các công việc nạo vét kênh tiêu, tu sửa và vớt bèo phải hoàn thành xong trước ngày …/…/20…, đảm bảo đủ điều kiện phòng chống thiên tai.

b, Về công tác quản lý

Thực hiện tốt việc phổ biến tuyên truyền về Luật Đê điều, Luật phòng chống thiên tai, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và các văn bản có liên quan tới cộng đồng để người dân hiểu và tự giác chấp hành. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng, tránh; các kiến thức, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão…

Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm đê điều, công trình thủy lợi nội đồng theo luật định. Từ ngày …/…/20… đề nghị huyện lập barie ở 2 đầu tuyến đê để quản lý xe chạy trên đê trong suốt mùa mưa bão.

c, Chuẩn bị lực lượng chuyên trách và vật tư:

Về lực lượng:

Thành lập BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã.

BCH quân sự xã có trách nhiệm thành lập đội xung kích phòng chống lụt, bão, úng và đội cắm cừ đào mò.

Thành lập đội tuần tra canh gác đê. Thành lập các tổ chuyên trách như tổ thông tin liên lạc; tiểu ban hậu phương phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; văn phòng BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Về vật tư:

Giao cho Công chức địa chính - xây dựng quy hoạch vị trí lấy đất đắp đê khi cần thiết. Giao cho các cơ sở thôn huy động nhân dân chuẩn bị bao tải, cuốc, xẻng.

Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo vật tư để kịp thời xử lý khi sự cố xảy ra. Khi có mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, lũ xảy ra, các lực lượng phải thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, mọi sự cố phải được theo dõi và phát hiện, xử lý kịp thời ngay từ ban đầu.

d, Nguyên tắc trong tổ chức chỉ huy, chỉ đạo:

Đặc biệt coi trọng việc tuần tra canh gác đê, lực lượng tuần tra canh gác đê phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về tuần tra canh gác. BCH PCTT của xã có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra nhằm phát hiện sự cố và triển khai xử lý ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Coi trọng công tác dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời, chính xác tình hình lũ bão tới lực lượng hộ đê và toàn thể nhân dân.

Khi có tình huống lũ bão khẩn cấp đe dọa đến an toàn đê điều thì bố trí cơ số người, phương tiện phù hợp cho công tác hậu phương còn lại phải dồn tổng lực lượng lên ứng cứu đê.

2. Công tác đối phó khi xảy ra bão lớn, lũ vượt thiết kế hay gặp tổ hợp lũ, bão bất lợi

a, Phòng chống, siêu bão

Trong nhiều năm vừa qua tình hình lũ, bão ở huyện ta nói chung, trên địa bàn xã nhà nói riêng không diễn ra quá phức tạp, nhưng trên địa bàn cả nước tình hình lũ, bão diễn ra hết sức khốc liệt, cực đoan, khó lường hết được. Vì vậy, yêu cầu các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong xã phải chuẩn bị tốt nhất kế hoạch PCTT với phương châm quyết tâm giữ đê đến cùng kể cả khi lũ vượt thiết kế, đồng thời chủ động xây dựng lực lượng và vật tư để thực hiện tốt phương án khắc phục hậu quả với tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Chủ trương chỉ đạo của BCH PCTT&TKCN của xã là “Phải chuẩn bị chủ động, chu đáo kế hoạch PCTT với phương châm quyết tâm giữ đê đến cùng kể cả khi lũ vượt thiết kế hoặc gặp tổ hợp lũ, bão, thủy triều bất lợi, sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra”.

Trong thực tế khi có tình huống lũ, bão lớn xảy ra, luôn có những diễn biến bất ngờ. Các ban ngành đoàn thể, các cơ sở thôn ngoài việc xây dựng kế hoạch, phương án riêng cần phải có sự phối hợp linh hoạt trong chỉ huy cũng như tác chiến đối phó với lũ, bão cho phù hợp với tình hình, tình huống cụ thể.

b, Phòng, chống úng

Tập trung kiểm tra hệ thống tưới tiêu trên địa bàn xã, đánh giá cụ thể hiện trạng, tiến hành sửa chữa hệ thống công trình, máy móc thiết bị, chủ động và kiên quyết giải tỏa các vi phạm, khơi thông dòng chảy để sẵn sàng phục vụ sản xuất trong mọi tình huống hạn hán có thể xảy ra.

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm công tác thủy lợi chiêm xuân 20…-20...

Căn cứ kế hoạch sản xuất, thời vụ gieo trồng của huyện và tình hình thực tế tại địa phương để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, phương án lấy nước, trữ nước.

Các cơ sở thôn động viên và huy động nhân dân tích cực tham gia nạo vét khơi thông dòng chảy, tận dụng vận hành điều tiết các hệ thống liên hoàn hỗ trợ nhau hoặc đặt thêm các trạm bơm dã chiến để bơm tiếp nguồn.

c, Phòng, chống các loại thiên tai khác:

Phòng chống động đất

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục các kiến thức cơ bản về phòng tránh, ứng phó với động đất để nhân dân hiểu, chủ động trú, tránh, đảm bảo an toàn khi động đất xảy ra.

Khi nhận được tin động đất, tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn, đồng thời có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.

Triển khai thực hiện ngay phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, bố trí nơi ở tạm cho nhân dân vùng xảy ra động đất, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho nhân dân bị ảnh hưởng.

Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra động đất.

Phòng chống sương muối, rét hại:

Bám sát thông tin dự báo, cảnh báo của cơ quan cấp trên về tình trạng sương muối, rét đậm, rét hại để thông tin kịp thời đến cộng đồng chủ động phòng, tránh.

Đối với con người: thường xuyên cập nhật thông tin nhiệt độ, thông báo để toàn thể nhân dân chủ động phòng, tránh. Các trường học nắm bắt tình hình và quyết định cho học sinh nghỉ học trong những ngày có rét đậm, rét hại theo quy định để đảm bảo sức khỏe của học sinh.

Đối với bảo vệ đàn gia súc, gia cầm: chủ động xây dựng các phương án phòng, tránh rét cho đàn gia súc để kịp thời ứng phó với các tình huống bất lợi, cực đoan của thời tiết, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm.

Đối với cây trồng: thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp, không làm thiệt hại đến sản xuất. Đồng thời, chủ động xây dựng các phương án phòng, chống rét cho cây trồng như: bón phân cân đối, phủ nilon, tưới nước rửa sương muối… Phòng, trừ kịp thời các loại sâu bệnh mới phát sinh gây hại, chủ động giống dự phòng để khôi phục sản xuất.

Phòng, chống mưa đá:

Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác có mưa đá là rất khó. Vì vậy cần bám sát thông tin dự báo, cảnh báo về tình trạng thời tiết cực đoan có thể xảy ra mưa đá để thông tin kịp thời đến nhân dân trong xã chủ động phòng, tránh.

Đối với con người: thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập, sử dụng nhiều năm trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nhiệt; chủ động cập nhật thông tin về tình hình thời tiết cực đoan, thông báo để nhân dân chủ động phòng, tránh.

Đối với bảo vệ đàn gia súc, gia cầm: kiểm tra, gia cố lại hệ thống chuồng trại, khi có thời tiết cực đoan xảy ra các hộ chăn nuôi chủ động đưa đàn gia súc, gia cầm về nơi trú ẩn an toàn.

Đối với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị dập nát: chủ động giống dự phòng để khôi phục sản xuất khi có thiệt hại xảy ra.

3. Nhiệm vụ cụ thể và tổ chức thực hiện:

Thành lập ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã. Tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, xây dựng kế hoạch PCTT và TKCN của xã. Xây dựng phương án chuẩn bị phương tiện, vật tư và nhân lực để đối phó trong mùa mưa bão.

Thành lập văn phòng Ban chỉ huy phòng chống TT và TKCN của xã. Tổ chức thường trực 24/24 giờ trong thời gian có bão lũ tại văn phòng UBND xã và điếm canh đê của xã.

Thành lập đội tuần tra canh gác đê của xã gồm 2 tổ, mỗi tổ 6 người với đầy đủ dụng cụ theo qui định. Thường xuyên thường trực, kiểm tra các sự cố xẩy ra, báo cáo về ban chỉ đạo xã.

* Nhiệm vụ của các ban ngành:

Ban chỉ huy quân sự xã: Có trách nhiệm thành lập đội xung kích sẵn sàng ứng cứu đê gồm 86 người, phân công đầy đủ dụng cụ theo biên chế. Thành lập 02 tổ canh gác đê gồm 6 người/tổ gồm trưởng điếm, phó điếm và các thành viên.

Ban công an xã: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm an toàn hệ thống đê điều, các công trình chống úng nội đồng trong mùa lũ bão.

Bộ phận tài chính - Ngân sách: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, úng. Chuẩn bị kinh phí phòng khi tình huống xấu xảy ra, mua sắm các dụng cụ, vật tư, ... để khi cần thiết thì huy động được ngay. Hợp đồng với các chủ xe ô tô để khi cần thiết thì huy động.

Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch chống úng nội đồng, tổ chức thực hiện việc giải tỏa, nạo vét hệ thống cống, mương tiêu nước xong trước ngày 31/5/2024. Phân công lịch thường trực cho lực lượng nông giang trong mùa mưa bão.

Đề nghị Điện lực .............. kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đường điện của xã, những phần không đảm bảo an toàn phải tu sửa kịp thời xong trước ngày 31/5/2024. Trạm y tế xã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc phục vụ kịp thời khi ứng cứu đê và trong mùa mưa bão, thành lập tổ cứu thương sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Công chức Văn hoá - Xã hội phối hợp với trưởng phó các thôn xây dựng kế hoạch huy động nhân lực sẵn sàng ứng cứu đê. Mỗi cơ sở xây dựng lực lượng 50 người với đầy đủ dụng cụ, vật tư theo qui định. Mỗi cơ sở có 01 tổ từ 10 đến 20 người làm nhiệm vụ bảo vệ tại địa bàn, khi bão lũ xảy ra sẵn sàng giúp đỡ các gia đình chính sách, già yếu, neo đơn (Có danh sách cụ thể gửi về BCH PCLB xã).

Bộ phận địa chính giao thông - thuỷ lợi có trách nhiệm xây dựng phương án chống tràn tại đê sông Hoàng Long trên đoạn đê xã được giao nhiệm vụ chống tràn và các kế hoạch, phương án theo sự chỉ đạo của huyện.

Trên đây là kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Yêu cầu các ông bà thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN xã, các ban ngành đoàn thể, HTX nông nghiệp, các cơ sở xóm xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành mình, đơn vị mình gửi về Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN của xã trước ngày 31/5/2024.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứ nạn phải thường xuyên báo cáo về Thường trực ban chỉ huy PCTT&TKCN theo qui định về chế độ thường trực, trực ban và báo cáo trong mùa lũ bão năm 2024./.

Nơi nhận:

- BCH PCTT và TKCN huyện;

- Phòng NN&PTNT huyện;

- TT Đảng uỷ xã;

- TT HĐND xã;

- BCH PCTT và TKCN xã; - Lưu VP.

CHỦ TỊCH

....................

Trên đây là mẫu Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2024 kèm file tải về miễn phí. Bạn đọc tham khảo để xây dựng và hoàn thiện mẫu kế hoạch tại nhà trường trong năm học mới nhé!

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
5 2.389
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm