Thầy cô đánh giá như thế nào về tần suất và hiệu quả phối hợp của các lực lượng trong thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học mà thầy (cô) đang công tác?

Thầy cô đánh giá như thế nào về tần suất và hiệu quả phối hợp của các lực lượng trong thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học? Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là nền tảng để các em ý thức được đạo đức, hành vi, lối sống tốt cho các em. Hoạt động giáo dục này cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục.

1. Lực lượng nào cần phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh?

Lực lượng phải phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh, xã hội.

Trong lực lượng này thì giáo viên, nhà trường và cha mẹ học sinh là những lực lượng giáo dục thường xuyên cho học sinh, còn xã hội là một lực lượng tạo điều kiện khách quan nên có tác động tích cực và tiêu cực đến các em.

Vì thế giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học là xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp với cha mẹ giáo dục đạo đức, lối sống cho các em.

Thầy cô đánh giá như thế nào về tần suất và hiệu quả phối hợp của các lực lượng trong thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học mà thầy (cô) đang công tác?

Xem thêm: Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào?

2. Thầy cô đánh giá như thế nào về tần suất và hiệu quả phối hợp của các lực lượng trong thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học mà thầy (cô) đang công tác?

Thầy cô thực hiện đánh giá theo hai tiêu chí yêu cầu của câu hỏi như sau:

2.1 Đánh giá về tần suất của các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học

Để đánh giá về tần suất của hoạt động giáo dục đạo đức lối sống ở trường tiểu học xét những khía cạnh như sau:

  • Nêu thời gian giảng dạy môn học liên quan đến đạo đức lối sống;
  • Nêu những hoạt động được tổ chức thường xuyên để giáo dục đạo đức, lối sống cho các em (như hoạt động về an toàn giao thông, hoạt động thiết thực về vệ sinh phòng chống dịch bệnh,...)
  • Nêu những chủ điểm được lồng ghép trong những giờ sinh hoạt của học sinh (như những vấn đề liên quan đến đạo đức, yêu thương bạn bè, thầy cô, kính trọng người lớn,...)
  • Thực hiện thông tin thường xuyên với phụ huynh học sinh để giáo dục các em tốt hơn nhất là những trường hợp học sinh có dấu hiệu bị lệch về đạo đức, lối sống để cùng phụ huynh giáo dục các em.
  • Kế hoạch thời gian thông báo cho phụ huynh về kế hoạch học tập thường xuyên của nhà trường, lớp học để phụ huynh hỗ trợ kịp thời.
  • Đánh giá các tình huống xảy ra cần giáo viên giải quyết trong mối quan hệ của học sinh.

Đưa ra đánh giá: Tần suất thực hiện công tác phối giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học ở trường học khá thường xuyên và liên tục, kịp thời giải quyết và giáo dục những tình huống ứng xử của học sinh.

2.2 Đánh giá về hiệu quả phối hợp của các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học

Đánh giá vào hiệu quả phối hợp sẽ đánh giá dựa trên những điều đã đạt được và chưa đạt được trong thực tế.

- Giáo viên nêu nên những hiệu quả đã và chưa làm được;

- Đưa ra nhận xét:

  • Hiệu quả giáo dục đạo đức lối sống của nhà trường hiện ở mức khá tốt, học sinh được giáo dục thường xuyên, liên tục nên có những ứng xử, hành vi tốt ở trong nhà trường và ở tại gia đình được phụ huynh phản ánh lại.
  • Tuy nhiên cũng có những tình huống, trường hợp chưa tốt trong quá trình phối hợp của giáo viên và phụ huynh như phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến tình hình của học sinh, khiến cho những phương hướng của giáo viên không đạt được hiệu quả; một số trường hợp không nắm bắt được tình hình ứng xử của học sinh bên ngoài trường học dẫn đến những hành vi sai lệch; trong một số tình huống giáo viên chưa có cách ứng xử giáo dục phù hợp với học sinh khiến cho các em bị bi quan, chán nản.

3. Thuận lợi và khó khăn của thầy cô trong quá trình thực hiện phối hợp giữa các lực lượng trong giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học

1. Thuận lợi:

  • Luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ nhà trường, cấp ủy cấp trên, các tổ chức xã hội.
  • Đa số học sinh tiểu học có nền tảng đạo đức lành mạnh, trong sáng.
  • Nhận được sự đồng thuận của nhà trường, của chính quyền địa phương và nhân dân...

2. Khó khăn:

  • Thực tế khi thực hiện, chủ yếu lồng ghép bài học đạo đức, lối sống cho học sinh vào nội dung các môn học khác.
  • Một số phụ huynh chưa thực sự tự giác phối hợp với thầy cô, nhà trường để giáo dục học sinh thường xuyên khiến hiệu quả chưa cao.
  • Thiếu chính sách khen thưởng, động viên với cá nhân, tập thể làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong trường học...
  • Cần có giáo viên chuyên về tư vấn tâm lý giáo dục học đường cho học sinh và đội ngũ làm giáo dục nhà trường...

4. Trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học, thầy (cô) thường sử dụng phương thức trao đổi với tần suất như thế nào?

Trong thời đại hội nhập kinh tế - văn hóa - xã hội, đất nước ta đang có bước tiến lớn phát triển về mọi mặt. Trong đó, ngành giáo dục là một trong những lĩnh vực chủ chốt, hướng đến đào tạo đội ngũ tri thức mới vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có phẩm chất đạo đức tốt. Vì vậy, việc đầu tư vào ngành giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư ở đây không chỉ về nguồn lực, ngân sách, mà còn về phương hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển con người trong thời đại mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dặn: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Câu nói này đúng trong mọi trường hợp và mọi thời đại. Đạo đức luôn là cái gốc của con người, giúp con người phát triển toàn diện về nhân cách, tác phong làm việc, có tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức, lý tưởng cách mạng. Tài là điều kiện đủ để trở thành một công dân Việt Nam trong thời đại mới có cả trí và đức, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách ở phía trước.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, đạo đức của một bộ phận học sinh và ngay chính giáo viên (đội ngũ truyền thụ kiến thức) đã có phần sa sút. Không nhỏ một bộ phận học sinh thiếu tôn trọng, vô lễ với cha mẹ, ông bà, thầy cô và mọi người xung quanh. Cũng có những thầy cô đánh mất đạo đức sư phạm, không còn là tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một trong số đó là ảnh hưởng từ môi trường xã hội, nền kinh tế thị trường, sự thiếu quan tâm từ phụ huynh, ảnh hưởng xấu từ các chương trình không lành mạnh được đăng tải công khai trên mạng xã hội...

Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu bức thiết về đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đặc biệt là học sinh tiểu học, đang trong quá trình hình thành nhân cách, nếp nghĩ, lối sống. Bên cạnh đó, đa số các trường tiểu học hiện nay đang thực hiện học 2 buổi/ngày, ngoài thời gian học chính khóa, các em còn tham gia các câu lạc bộ ở trường. Có thể thấy thời gian học tập, sinh hoạt của các em đều ở trường, người gần gũi, quan sát mọi hành vi ứng xử của các em nhiều nhất chính là giáo viên chủ nhiệm. Như vậy, yêu cầu đặt ra là GVCN cần có biện pháp, tần suất phối hợp với các lực lượng như thế nào trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học?

Các lực lượng GVCN cần phối hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học bao gồm: cán bộ quản lý nhà trường, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, doanh nghiệp địa phương, các hội đoàn thể (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh), lực lượng công an, bộ đội... Mỗi lực lượng sẽ có tần suất phối hợp khác nhau, sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

1/ Sự phối hợp của giáo viên và nhà trường:

- Thường xuyên tham mưu, hỗ trợ cán bộ quản lí nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ngay từ đầu năm học.

- Là cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường: GV có trách nhiệm tuyên truyền kế hoạch giảng dạy, học tập, kiểm tra và các khoản thu phí đến phụ huynh học sinh. Ở chiều ngược lại, GV cũng là người ghi nhận ý kiến đóng góp của phụ huynh đến nhà trường liên quan đến vấn đề học tập của con em mình và các khoản phí đóng góp, giúp phụ huynh học sinh và nhà trường có tiếng nói chung.

- Huy động gia đình và các tổ chức xã hội tham gia công tác xã hội hóa, cùng nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.

=> Hoạt động phối hợp này phải được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt năm học, không chỉ giúp cán bộ quản lý nhà trường nắm rõ thực trạng giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh hiện nay, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường. Nhà trường sẽ có những giải pháp chung hiệu quả nhất để tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các môn học, lên kế hoạch cụ thể để hoạt động giáo dục đạt kết quả tốt.

2/ Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh

Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cũng phải được thực hiện thường xuyên thông qua nhiều kênh thông tin như: Zalo, Facebook, sổ liên lạc điện tử...

- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh về tình hình học tập, rèn luyện nề nếp của con em ở trường; yêu cầu phụ huynh phối hợp kiểm tra việc học tập của con ở nhà.

- GV phối hợp với gia đình trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: GV gợi ý phụ huynh để ý đến việc học tập và lao động của con ở nhà.

Mục đích của các hoạt động trên nhằm để cha mẹ học sinh hiểu rõ mục tiêu của bài học, môn học hướng tới việc rèn luyện cho các con phẩm chất, đạo đức nào, khả năng áp dụng trong thực tế để cha mẹ có tác động phối hợp và hỗ trợ giáo viên đạt được mục tiêu bài học. Từ đó, giúp cho GVN và GV bộ môn đánh giá kết quả học tập môn học của con khách quan, chính xác hơn.

3/ Sự phối hợp giữa giáo viên và các lực lượng xã hội khác

- Hoạt động phối hợp giữa giáo viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dạy học các môn học:

+ Môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán, khoa học tự nhiên, công nghệ, tin học...) giúp học sinh  hình thành và phát triển ở những phẩm chất đạo đức như: Chăm chỉ, kiên trì, trung thực, cần cù, trách nhiệm… Đồng thời thông qua dạy học các nội dung môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên giúp học sinh hình thành được lối sống với tư duy logic và tường minh các vấn đề, sắp xếp
và hình dung các công việc một cách khoa học và rõ ràng. => Như vậy, các tổ chức xã hội có thể hỗ trợ GV trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học các môn học này như:

  • Hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất cho GV.
  • Phối hợp với giáo viên để tạo lập môi trường học tập an toàn với đầy đủ
    các thiết bị học tập cho học sinh thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ do giáo viên giao cho tùy theo các bài học và môn học nhất định.
  • Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ... có thể giúp GV làm truyền thông về các hoạt động học tập như ngày hội STEM, trải nghiệm Toán học…; hoặc phối hợp tuyên truyền nâng cao hiểu biết về các phần mềm độc hại giúp học sinh gắn kiến thức trong môn Tin học với thực tiễn...

+ Môn khoa học xã hội (tiếng việt, lịch sử, địa lý, tự nhiên và xã hội...) giúp học sinh hình thành các phẩm chất  nhân ái, trách nhiệm, thật thà… Đồng thời qua việc học các môn khoa học xã hội sẽ hình thành ở học sinh lối sống chân thành, biết quan tâm, chia sẻ và động viên người khác trong những tình huống khó khăn gặp phải. => Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại địa phương hỗ trợ giáo viên trong các sự kiện văn hóa có nội dung gắn với môn học: Trải nghiệm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại địa phương, các tập quán, văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư tại địa phương.

- Hoạt động phối hợp giữa giáo viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các chủ điểm trong năm học:

VD: + Với chủ điểm Tháng 12 là "Uống nước nhớ nguồn": GV, nhà trường phối hợp với lực lượng quân đội địa phương, hội cựu chiến binh tổ chức các buổi nói chuyện về truyền thống vẻ vang của lực lượng Quân đội nhân dân, về quá trình đấu tranh của dân tộc giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

+ Chủ điểm tháng 1-2 "giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc": Học sinh sẽ tìm hiểu lịch sử truyền thống, nét văn hóa của quê hương, tham gia các hoạt động do trường, địa phương tổ chức: Ngày Tết quê em, chương trình văn nghệ chào Xuân...

+ Chủ điểm tháng 3 "Yêu quý mẹ và cô giáo": phối hợp với hội phụ nữ tuyên truyền về ngày truyền thống của hội phụ nữ, vì sao có ngày 8/3,... nhằm giáo dục tình yêu thương và  tinh thần phấn đấu, nỗ lực vượt khó khăn cho học sinh.

+ Chủ điểm tháng 4 "Hòa bình và hữu nghị": Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi trên toàn thế giới; Tổ chức văn nghệ chào mừng... (phối hợp cùng hội phụ nữ, đoàn thanh niên tổ chức)...

=> Với việc thực hiện các chủ đề trên, cùng sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội địa phương giúp các em học sinh ý thức hơn và biết điều chỉnh hành vi một cách tích cực hơn. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của xã hội đến hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Có thể khẳng định, giáo dục lý tưởng, đạo đức cho học sinh là quá trình thực hiện lâu dài, thường xuyên, liên tục; cần được tổ chức triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả từ mỗi gia đình, nhà trường; sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, chính quyền, đoàn thể ở trung ương và địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, để việc giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cho học sinh không chỉ bằng rao giảng lý thuyết mà phải qua những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Tài liệu chuyên mục Dành cho giáo viên liên quan.

Đánh giá bài viết
31 63.132
0 Bình luận
Sắp xếp theo