Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào?

Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào? Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học tiểu học là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi đây là cấp mà học sinh bắt đầu có nhận thức về xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống một cách hợp lý và đúng đắn sẽ giúp các em hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp ngay từ khi còn nhỏ, và việc này cần phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng mới dễ thành công. Cùng xem ngay đó là những lực lượng nào nhé.

Để trẻ trở thành những người công dân có ích cho xã hội, cho đất nước sau này, đòi hỏi cần sự giáo dục cả về đạo đức lẫn lối sống từ khi còn nhỏ, việc giáo dục trẻ đúng đắn từ những cấp học đầu tiên vô cùng quan trọng, yêu cầu nhiều lực lượng cùng phối hợp, thống nhất với nhau mới có thể thực hiện được quá trình giáo dục một cách hiệu quả.

1. Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng

1.1. Các tổ chức chính phủ Đảng và Nhà nước

Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta có vai trò đề ra những chủ trương, chính sách trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học như thông qua việc ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ như Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1895/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030",...

1.2. Ban lãnh đạo nhà trường

Ban lãnh đạo nhà trường là người truyền bá, triển khai cụ thể các đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học đến địa phương, đơn vị trường học. Các trường học đã thực hiện tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa để việc giáo dục trẻ được đi sâu và rộng hơn.

Nhà trường cần có trách nhiệm trong việc đảm bảo duy trì được một môi trường lành mạnh, tạo nên một "xã hội" thu nhỏ an toàn để học sinh được giáo dục đạo đức, lối sống đúng đắn từ những bước hành trình đầu tiên trong nhận thức.

1.3. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường

Các cán bộ giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học vào các bài giảng trên lớp để các em dễ tiếp thu hơn.

Giáo viên và các nhân viên khác trong trường cũng là tấm gương đạo đức để các em noi theo và học tập.

Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào?
Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào?

1.4. Các ban ngành đoàn thể

Các ban ngành đoàn thể như đoàn Thanh niên, đội Thiếu niên Tiền phong cũng đóng vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học. Các tổ chức ban ngành đoàn thể có thế mạnh rất lớn trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống đến học sinh thông qua nhiều hoạt động như tuyền truyền, sinh hoạt, ngoại khóa.

1.5. Gia đình, phụ huynh học sinh

Cha mẹ học sinh là người gần gũi nhất với các em, có thể giáo dục đạo đức, lối sống cho các em ngay từ những hoạt động thường ngày. Việc phối hợp với các lực lượng còn lại để định hình và xây dựng nhân cách cho con em là rất cần thiết, đây sẽ là một kế hoạch hài hòa diễn ra song song ở cả nhà trường với gia đình.

Cha mẹ nên dành ra nhiều hơn thời gian để tâm sự với con cái, trò chuyện, chia sẻ những vẫn đề về lối sống, đạo đức; xây dựng và tạo nên một môi trường lành mạnh từ những bước đầu trưởng thành cho con. Không chỉ vậy, cha mẹ nên trở thành tấm gương sáng để con mình noi theo.

1.6. Các tổ chức xã hội

Ngoài các tổ chức chính trị xã hội chính, nước ta còn có rất nhiều tổ chức xã hội phi chính phủ đang không ngừng nỗ lực bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học là một hoạt động rất ý nghĩa và được nhiều tổ chức xã hội chú ý, tuyên truyền thường xuyên.

2. Quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học có mấy đặc điểm?

Quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học có một vài đặc điểm như sau:

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học thống nhất với quá trình dạy học, hoạt động trải nghiệm và tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Sự phối hợp thống nhất này thể hiện ở việc các em được học không chỉ các môn văn hóa mà còn được trải nghiệm các hoạt động rèn luyện của tập thể và xã hội.

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học mang tính lâu dài, đòi hỏi quá trình rèn luyện, nuôi dưỡng một nhân cách phẩm chất tốt từ những "bài học" đầu tiên của cuộc đời, không thể dạy trong một hay hai tiết học thông thường trên trường lớp.

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học diễn ra với những tác động phức hợp từ nhiều phía, giữa các yếu tố bên ngoài như phía nhà trường, các ban ngành đoàn thể đến các yếu tố tác động từ bên trong của gia đình.

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học mang tính đồng tâm, sự giáo dục này cần được thực hiện ở nhiều cấp học với yêu cầu về mức độ được nâng cao dần theo từng cấp bậc.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
17 65.234
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm