5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể cần được chú trọng phát triển là gì? Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là yêu cầu gì? Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu cụ thể nội dung và biểu hiện của:
- 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Trong 10 năng lực cốt lõi bao gồm cả 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù.
Những tiêu chí này hướng đến việc phát triển toàn diện học sinh cả về thể chất, tinh thần, kiến thức và cả kỹ năng thực hành cần có.
Phẩm chất và năng lực của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
- 1. 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
- 2. Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong chương trình phổ thông
- 3. Đánh giá 5 phẩm chất của học sinh như thế nào?
- 4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khẳng định cần hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách nào ở học sinh THCS?
- 5. Nhận xét năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất dành cho học sinh
- 6. Vai trò của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh là gì?
- 7. Giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh theo chương trình GDPT 2018
- 8. Hình ảnh 5 phẩm chất 10 năng lực
Dưới đây là chi tiết 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm:
- 5 phẩm chất và 3 năng lực chung
- 5 phẩm chất và 7 năng lực đặc thù
1. 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
1.1. 5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
5 phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Yêu nước:
Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.
Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó. Để có được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình yêu hạnh phúc mỗi ngày.
Biểu hiện của phẩm chất Yêu nước:
- Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Yêu quê hương, yêu Tổ quốc, tôn trọng các biểu trưng của đất nước.
- Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước.
- Tìm hiểu về lịch sử, chủ quyền quốc gia, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...
- Nhân ái:
Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trọng về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.
Biểu hiện của phẩm chất nhân ái:
a. Yêu quý mọi người, biết
- Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc người thân trong gia đình.
- Yêu quý bạn bè, thầy cô; biết quan tâm, giúp đỡ động viên, khích lệ bạn bè.
- Tôn trọng người lớn tuổi; giúp đỡ người già, người ốm yếu, người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.
- Biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. (Ví dụ: quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn;...)
b. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
- Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp về cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình.
- Không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.
- Sẵn sàng tha thứ cho những hành vi có lỗi của bạn.
- Chăm chỉ:
Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.
Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này.
Biểu hiện của phẩm chất chăm chỉ:
a. Chăm học:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Hoàn thành tốt các bài tập được giao
- Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.
b. Chăm làm:
- Thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản thân.
- Tích cực tham gia các công việc, các phong trào thi đua của trường lớp, địa phương vừa sức với bản thân.
- Trung thực:
Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thông qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ, cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.
Biểu hiện của phẩm chất trung thực:
- Thật thà, ngay thẳng trong học tập và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
- Không quay cóp, chép bài, gian lận trong học tập.
- Biết lên án các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
- Luôn giữ lời hứa; biết nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt.
- Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.
- Nhặt được của rơi trả lại người mất...
- Trách nhiệm:
Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn
Trách nhiệm việc xây dựng nội quy lớp học, môn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm soát đánh giá những quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ, với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.
Biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm:
a. Có trách nhiệm với bản thân:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
- Có ý thức sinh hoạt nền nếp
- Chủ động học tập, tự giác hoàn thành bài tập.
b. Có trách nhiệm với gia đình
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình.
- Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình.
c. Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội:
- Tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung; bảo vệ của công.
- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo quản tài sản chung.
- Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau.
- Nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng.
- Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật: Ví dụ Luật giao thông.
d. Có trách nhiệm với môi trường sống
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.
- Lên án, phên phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến thiên nhiên
1.2. 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù hay còn gọi là năng lực chuyên môn.
- 3 năng lực chung là: Tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác; Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông.
- 7 năng lực đặc thù hay còn gọi là năng lực chuyên môn: Ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chuyên môn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
2. Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong chương trình phổ thông
2.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực là những yêu cầu gì?
Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất, về năng lực sau mỗi lớp học, cấp học và mỗi hoạt động giáo dục ở mỗi lớp học, cấp học lại có những yêu cầu riêng đối với học sinh cần phải đạt được.
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh như sau:
(1) Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực ngôn ngữ của học sinh bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tiếng Việt (Ngữ văn), chương trình môn Ngoại ngữ và được thực hiện trong toàn bộ các môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tiếng Việt (Ngữ văn) và môn Ngoại ngữ là chủ đạo.
(2) Năng lực tính toán
Năng lực tính toán của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức kiến thức toán học;
- Tư duy toán học;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực tính toán được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục. Biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán là năng lực toán học, được hình thành và phát triển chủ yếu ở môn Toán. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Toán.
(3) Năng lực khoa học
Năng lực khoa học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức khoa học;
- Tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Năng lực khoa học được hình thành, phát triển ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó các môn học chủ đạo là: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông). Chương trình mỗi môn học, hoạt động giáo dục giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực khoa học với mức độ chuyên sâu được nâng cao dần qua các cấp học (năng lực khoa học; năng lực khoa học tự nhiên, năng lực khoa học xã hội; năng lực vật lí, năng lực hóa học, năng lực sinh học; năng lực lịch sử và địa lí, năng lực lịch sử, năng lực địa lí).
Yêu cầu cần đạt về năng lực khoa học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (ở cấp tiểu học); Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí (ở cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông).
(4) Năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức công nghệ;
- Giao tiếp công nghệ;
- Sử dụng công nghệ;
- Đánh giá công nghệ;
- Thiết kế kĩ thuật.
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Công nghệ và được thực hiện ở chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Công nghệ là chủ đạo.
(5) Năng lực tin học
Năng lực tin học của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- Hợp tác trong môi trường số.
Yêu cầu cần đạt về năng lực tin học đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Tin học và được thực hiện trong toàn bộ các chương trình môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Tin học là chủ đạo.
(6) Năng lực thẩm mĩ
Năng lực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lực văn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;
- Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;
- Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngữ văn và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó ba môn học đã nêu là chủ đạo.
(7) Năng lực thể chất
Năng lực thể chất của học sinh được thể hiện qua các hoạt động sau đây:
- Chăm sóc sức khỏe;
- Vận động cơ bản;
- Hoạt động thể dục thể thao.
Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học được quy định trong chương trình môn Giáo dục thể chất và được thực hiện trong chương trình của nhiều môn học, hoạt động giáo dục, phù hợp với đặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn Giáo dục thể chất là chủ đạo.
2.2. Yêu cầu cần đạt trong chương trình phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông, cần đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực,... như sau:
- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
Để biết thêm những yêu cầu khác, mời các bạn tham khảo bài: Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông mới
3. Đánh giá 5 phẩm chất của học sinh như thế nào?
Theo quy định thì thông qua việc theo dõi, quan sát, trao đổi hằng ngày với các em, giáo viên sẽ thu thập thêm thông tin. Từ đó, sẽ đưa ra những nhận xét để đánh giá phẩm chất học sinh trong học bạ.
Tuy nhiên, việc đánh giá phẩm chất của học sinh chủ yếu vẫn đang dựa vào thành phần điểm của một số môn (chủ yếu 2 môn Toán, tiếng Việt) và dựa vào lực học của học sinh đạt được.
Ví dụ, nếu học sinh có học lực yếu kém, giáo viên không thể nhận xét phẩm chất chăm chỉ của em học sinh ấy là tốt, dù có thể em học sinh này rất chăm chỉ học tập nhưng không đạt được điểm số cao.
Do đó, những học sinh có kết quả học tập yếu kém thì nhận xét về phẩm chất của các em chỉ có thể ở mức đạt hoặc chưa đạt. Còn đối với những học sinh có kết quả học tập tốt thì hầu như sẽ được đánh giá phẩm chất ở mức tốt.
Có thể nói, việc đánh giá phẩm chất và năng lực của các em học sinh không thể luôn luôn chính xác tuyệt đối, đôi khi có sự thiệt thòi cho những em chăm chỉ nhưng không đạt kết quả tốt. Có lẽ đây cũng là một trong những bất cập mà ngành giáo dục cần quan tâm giải quyết để có những quy định đánh giá khách quan hơn cho các em học sinh.
4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 khẳng định cần hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách nào ở học sinh THCS?
Về phẩm chất: Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu sau: (1) yêu nước, (2) nhân ái, (3) chăm chỉ, (4) trung thực, (5) trách nhiệm.
5. Nhận xét năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất dành cho học sinh
Mời bạn đọc tham khảo Lời nhận xét về năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất dành cho học sinh theo quy định hiện hành tại các bài viết sau:
- Mẫu nhận xét năng lực chung, năng lực đặc thù theo Thông tư 27
- Mẫu nhận xét năng lực, phẩm chất theo Thông tư 26
- Nhận xét năng lực phẩm chất học sinh tiểu học theo Thông tư 22
6. Vai trò của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh là gì?
Phẩm chất và năng lực cốt lõi là những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của học sinh. Dưới đây là những vai trò cụ thể của phẩm chất và năng lực cốt lõi đối với học sinh:
Giúp học sinh có nhận thức và hành động đúng đắn: Phẩm chất và năng lực cốt lõi giúp học sinh nhận thức được giá trị của việc học tập, rèn luyện bản thân và có hành động đúng đắn trong cuộc sống. Những phẩm chất như trung thực, trách nhiệm, tôn trọng, v.v. giúp học sinh hình thành những giá trị đúng đắn và hành động đúng theo những giá trị đó.
Phát triển kỹ năng mềm: Phẩm chất và năng lực cốt lõi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng mềm của học sinh, bao gồm kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm, v.v. Những kỹ năng này sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống và có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường xã hội và công việc sau này.
Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt hơn: Học sinh có phẩm chất và năng lực cốt lõi tốt sẽ được đánh giá cao hơn và có nhiều cơ hội hơn để phát triển tốt hơn trong cuộc sống. Những phẩm chất như sự kiên trì, sáng tạo, tinh thần hợp tác, v.v. giúp học sinh đạt được thành tích tốt hơn trong học tập và có khả năng xử lý tình huống khó khăn hiệu quả hơn.
Xây dựng đạo đức và tình cảm xã hội: Phẩm chất và năng lực cốt lõi giúp học sinh xây dựng đạo đức và tình cảm xã hội tốt hơn. Những phẩm chất như lòng trắc ẩn, sự tôn trọng, lòng biết ơn, v.v. giúp học sinh đối xử tốt, chan hòa, giúp đỡ mọi người xung quanh.
7. Giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh theo chương trình GDPT 2018
Chương trình GDPT mới 2018 đặt ra yêu cầu về phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh. Từ quy định khung này, đặt ra yêu cầu buộc các nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ để bồi dưỡng, rèn luyện học sinh kheo khung chương trình từng khối lớp cụ thể, từ đó xây dựng thế hệ công dân mới mạnh về chuyên môn, tốt về phẩm chất đạo đức. Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông 2018, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tìm hiểu năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học sinh (phù hợp với mỗi cấp học)
- Trách nhiệm của giáo viên trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh.
+ Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự sáng tạo, tích cực của học sinh, biết phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi học sinh.
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục các em một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm đồng đều các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của các em, giúp các em hứng thú, chủ động khám phá tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.
+ Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của các em, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
- Xác định được những năng lực, phẩm chất cơ bản cần hình thành cho học sinh: Với mỗi lứa tuổi, giáo viên cần lựa chọn đúng những năng lực, phẩm chất phù hợp cần rèn luyện cho các em học sinh.
- Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng, rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh. => Đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức, chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ, lắng nghe bạn bè, thầy cô, phát triển óc tư duy, có kĩ năng ra quyết định. Đó cũng là các năng lực, phẩm chất mà chúng ta cần có ở mỗi học sinh.
- Lồng ghép việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh vào các môn học, các hoạt động giáo dục.
=> Các phương pháp trên cần được áp dụng đồng bộ, khoa học, thường xuyên, liên tục với việc xác định mục tiêu rõ ràng thì mới có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh.
8. Hình ảnh 5 phẩm chất 10 năng lực
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu
Các bài viết liên quan:
- Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
- Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?
- Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
- Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
- Thế nào là đánh giá định kỳ?
- Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
- Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
Tham khảo thêm
Làm căn cước công dân khác tỉnh được không?
Làm căn cước công dân online (12/2024)
Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chíp không?
Chụp ảnh căn cước công dân có được để mái không?
Mất chứng minh thư có làm được thẻ căn cước?
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
283,6 KB 08/04/2021 5:20:00 CHTải 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể PDF
18/09/2024 11:56:30 SA
- Vịt CuteThích · Phản hồi · 0 · 09/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 1 · 09/06/22
- Vịt CuteThích · Phản hồi · 0 · 09/06/22
-
Gợi ý cho bạn
-
Bài phát biểu của hiệu trưởng ngày 20/11 hay và ý nghĩa nhất (12 mẫu)
-
(Mới) Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Sinh học 12 Cánh Diều
-
Tổng hợp mẫu bìa Word đẹp nhất 2024 mới cập nhật
-
Phiếu khảo sát sửa đổi Nghị định 84 về Luật giáo dục
-
Quy trình dạy học vần, tập đọc lớp 1
-
Gợi ý đáp án Mô đun 2 môn Toán THCS (cập nhật 2024)
-
Phụ lục 1, 2, 3 Giáo dục công dân 7 Cánh Diều đầy đủ
-
(File word) Phiếu học tập Ngữ văn 12 Kết nối tri thức cả năm
-
Có bao nhiêu yếu tố tác động đến tâm lí học sinh tiểu học trong bối cảnh xã hội mới?
-
2 Mẫu khảo sát lấy ý kiến giáo viên về dự thảo thông tư quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
(Chuẩn) Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Đáp án trắc nghiệm môn Toán module 9 THCS
Trình bày 03 phương diện của khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục module 9
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Giáo dục thể chất 10 Cánh Diều
Đáp án trắc nghiệm module 2 môn Âm nhạc
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Mỹ thuật mô đun 3 THCS