Mất chứng minh thư có làm được thẻ căn cước?
Mất chứng minh thư có làm được thẻ căn cước? Làm thẻ căn cước công dân gắp chíp đang được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Trường hợp nào bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chíp? Mất CMND làm sao để xin cấp căn cước công dân?
Không có CMND thì làm CCCD thế nào?
1. Mất chứng minh thư có làm được thẻ căn cước?
Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục làm thẻ CCCD như sau:
Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân.
Trường hợp công dân kê khai thông tin theo mẫu Tờ khai Căn cước công dân trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì lựa chọn ngày, tháng, năm làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân và gửi Tờ khai đến cơ quan quản lý căn cước công dân nơi công dân đăng ký thường trú trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2:
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;
Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình số hộ khẩu. Trường hợp thông tin trên số hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân;
=> Không có CMND vẫn làm được CCCD
Người dân khi đi làm thẻ CCCD cần mang theo sổ hộ khẩu vì hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn chưa đi vào vận hành
2. Làm thẻ căn cước có bị thu hồi chứng minh nhân dân không?
Việc thu hồi CMND khi làm thẻ CCCD được quy định tại điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA được sửa đổi bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA như sau:
Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:
- Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho công dân
- Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
Đối với Chứng minh nhân dân 12 số:
- Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho công dân
- Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
=> Chỉ những CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì mới bị thu, hủy. Những trường hợp còn lại thì được trả lại CMND đã bị cắt góc
3. Những trường hợp phải đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chíp
Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:
- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch. Thay vào đó, thẻ căn cước công dân gắn chíp ra đời với nhiều tiện ích. Vì thế, nếu thuộc đối tượng đổi hoặc cấp lại chứng minh nhân dân, người dân cần phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân
=> Nếu thuộc các trường hợp phải đổi sang CCCD mà không thực hiện thì người dân có thể bị phạt tiền theo mức xử phạt nêu trên
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Mất chứng minh thư có làm được thẻ căn cước? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27