Vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy có được phép không?

Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép không? Việc xe mô tô, xe gắn máy kéo theo đồ cồng kềnh không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta, cũng có nhiều sự cố thương tiếc xảy ra do hành vi này.

Pháp luật quy định thế nào về hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông?

1. Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép không?

Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không đảm bảo an toàn cho bản thân người đó và những người cùng tham gia giao thông khác. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ vụ việc em bé tử vong do bị tấm tôn của do người đi trước vận chuyển cứa cổ. Đây chính là minh chứng cho sự nguy hiểm khi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy

Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép không?

=> Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông là hành vi không được phép theo quy định của pháp luật theo điểm d Khoản 3 và điểm a Khoản 4 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

Người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được mang, vác vật cồng kềnh.

2. Vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông phạt thế nào?

Mức phạt hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông được quy định tại điểm k, khoản 3,Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái, xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định, điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác

3. Xe máy chở quá người phạt bao nhiêu?

Bên cạnh hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy, việc chở quá số người quy định cũng tồn tại nhiều nguy cơ nguy hiểm.

Xe máy chở quá người sẽ bị xử phạt theo điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Số người chở trên xeMức phạt
02 người trên xe (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật)200.000 đồng đến 300.000 đồng
03 người trở lên trên xe400.000 đồng đến 600.000 đồng
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 1.712
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi