Học sinh đánh bài trong trường học xử lý thế nào?
Học sinh đánh bài trong trường học xử lý thế nào? Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường gồm những bước nào? Mời các bạn tham khảo với bài viết dưới đây của Hoatieu.vn.
Xử lý học sinh đánh bài thế nào năm 2023
1. Học sinh đánh bài trong trường học xử lý thế nào?
1.1 Xử lý hình sự với việc học sinh đánh bài trong trường học
Học sinh từ đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn cấu thành tội đánh bài tại điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015):
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Việc truy cứu trách nhiệm người dưới 18 tuổi phải đáp ứng nguyên tắc sau: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Vì vậy chỉ áp dụng hình phạt tù với người dưới 18 tuổi khi các biện pháp giám sát, giáo dục không có hiệu quả, không có tính răn đe.
1.2 Xử phạt hành chính với việc học sinh đánh bài trong trường học
Nếu chưa đủ cấu thành tội phạm thì hành vi đánh bài trong trường có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Lưu ý: Việc xử phạt hành chính người dưới 18 tuổi phải tuân thủ quy định sau:
- Độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Nếu người chưa thành niên trong độ tuổi này khi vi phạm hành chính do lỗi cố ý thì sẽ bị xử lý như sau:
- Không áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và/hoặc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính;
- Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
- Độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính, nhưng quy định cụ thể như sau:
- Nếu hành vi vi phạm đó quy định bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
- Có thể áp dụng biện pháp nhắc nhở khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
2. Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường
Hành vi đánh bài trong trường hợp thuộc hành vi vi phạm nội quy nhà trường và sẽ xử lý theo quy định của từng trường. Các bạn có thể tham khảo Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy nhà trường tại bài viết: Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy
2.1. Học sinh đánh bài có bị đuổi học không?
Theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS và THPT thì học sinh cấp 2, cấp 3 không còn hình thức kỷ luật đuổi học. Do đó các em học sinh đánh bài sẽ không chịu hình thức kỷ luật xử phạt nặng là đuổi học. Tuy nhiên các em vẫn sẽ nhận các hình thức xử phạt khác từ nhà trường mang tính chất răn đe và không để các em tái phạm.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Học sinh đánh bài trong trường học xử lý thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Câu hỏi trắc nghiệm Văn hóa học đường
- Thầy/cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
- Hai hình thức đánh giá chính trong phương pháp kiểm tra viết là gì?
- Quan điểm của thầy cô về thuật ngữ kiểm tra và đánh giá là gì?
- Năng lực học sinh được thể hiện như thế nào?
- Thế nào là đánh giá định kỳ?
- Câu hỏi tự luận có những dạng nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
- Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra đánh giá năng lực học sinh tạo nên vòng tròn khép kín?
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chíp không? Đối tượng nào bắt buộc phải làm thẻ CCCD gắn chíp?
Mất chứng minh thư có làm được thẻ căn cước? Làm CCCD khi không có CMND
Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không? Chụp ảnh CCCD có được trang điểm, mặc đồ theo sở thích không?
Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì? Chụp CCCD nên mặc áo như thế nào?
Làm căn cước công dân khác tỉnh được không? Có được làm CCCD tại nơi không phải nơi thường trú?
Chụp ảnh căn cước công dân có được để mái không? Chụp ảnh CCCD có được trang điểm, để mái ngắn?
Làm căn cước công dân online (11/2023) Cách làm CCCD online
Làm Căn cước công dân số đẹp được không? Ý nghĩa 12 số căn cước công dân

- Chee QuỳnhThích · Phản hồi · 0 · 18:53 18/01