Học sinh bao nhiêu tuổi được mang điện thoại đến trường?

Học sinh bao nhiêu tuổi được mang điện thoại đến trường? Đây là thắc mắc của rất nhiều học sinh và các bậc phụ huynh hiện nay. Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc về độ tuổi cho phép học sinh mang điện thoại đến trường học theo quy định pháp luật hiện hành.

Có nên cho học sinh mang điện thoại đến trường?
Có nên cho học sinh mang điện thoại đến trường?

Nhiều người thắc mắc rằng liệu học sinh cấp 1 có được mang điện thoại đến trường, học sinh cấp 2 có được mang điện thoại đến trường hay học sinh cấp 3 có được mang điện thoại đến trường,... đâu mới là độ tuổi hợp lý cho phép các bạn học sinh mang theo điện thoại tới trường học.

Thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thông minh hiện nay có rất nhiều chức năng, không chỉ đơn giản là để nghe gọi mà điện thoại còn hỗ trợ các bạn học sinh rất nhiều trong học tập như lưu trữ tài liệu, tìm kiếm các thông tin ngoài sách vở, hỗ trợ giải các bài tập khó,... Để biết rõ đâu là độ tuổi thích hợp cho phép học sinh mang điện thoại tới trường sử dụng, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

1. Học sinh bao nhiêu tuổi được mang điện thoại đến trường?

Tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:

Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong Điều lệ không có bất cứ quy định cụ thể nào về độ tuổi được phép mang điện thoại đến trường. Đồng nghĩa với việc học sinh có thể mang theo điện thoại tới trường nếu không có quy định riêng cấm mang điện thoại từ phía Nhà trường mình theo học.

Trường hợp cho phép học sinh được mang điện thoại đến trường thì có thể yêu cầu học sinh phải tuân thủ những quy định riêng do phía Nhà trường đặt ra như: Không được sử dụng khi đang học trong tiết học, không được sử dụng vào mục đích riêng,... Điều này nhằm tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, tránh gây ảnh hưởng, sao nhãng cho chính bản thân cũng như các bạn học sinh khác.

2. Có nên cho học sinh mang điện thoại đến trường?

Học sinh có nên mang điện thoại đến trường còn tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người.

Về mặt lợi ích:

  • Điện thoại có thể giúp học sinh liên lạc với phụ huynh, giáo viên khi cần thiết, đặc biệt trong nhiều trường hợp khẩn cấp.
  • Điện thoại có thể được sử dụng như một công cụ học tập hiệu quả, giúp học sinh tìm kiếm thông tin, làm bài tập, tham gia các hoạt động học tập trực tuyến.
  • Điện thoại giúp học sinh kết nối với bạn bè, gia đình và xã hội, mở rộng mối quan hệ và tăng cường kỹ năng giao tiếp.

Về mặt hạn chế:

  • Điện thoại dễ khiến học sinh mất tập trung vào việc học, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  • Điện thoại có thể trở thành công cụ để học sinh thực hiện các hành vi bắt nạt, lan truyền tin đồn xấu, ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn khác.
  • Dễ dàng tiếp xúc với những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, gây ảnh hưởng đến nhận thức và đạo đức.
  • Điện thoại có thể khiến học sinh ít tham gia vào các hoạt động xã hội, giảm khả năng giao tiếp trực tiếp.

Cho học sinh sử dụng điện thoại trên trường lớp sẽ có cả mặt lợi ích và hạn chế. Tuy nhiên thay vì cấm hoàn toàn, việc đưa ra các quy định cụ thể về việc sử dụng điện thoại trong riêng trường lớp là cần thiết. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình học sinh và nhà trường

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 91
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm