Kỷ luật công chức theo quy định pháp luật mới nhất
Kỷ luật công chức 2021
Kỷ luật công chức gồm có những hình thức nào và cách áp dụng các hình thức kỷ luật đối với công chức được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ với bạn để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.
1. Các hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức
Theo Điều 79 Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung 2019)
“Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 34/2011/NĐ-CP cũng quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:
“Điều 8. Các hình thức kỷ luật
1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc."
Dựa vào các quy định trên, ta có thể thấy công chức nếu như vi phạm kỷ luật thì tùy từng mức độ vi phạm mà người đó sẽ phải chịu một trong các hình phạt tương xứng như trên.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP về kỷ luật buộc thôi việc có nội dung như sau:
“Điều 14. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.”
Như vậy, dựa vào những vi phạm cụ thể của công chức mà cán bộ có thẩm quyền sẽ xử lý và chọn hình thức kỷ luật phù hợp với họ.
2. Về thẩm quyền xử lý kỷ luật
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 34/2011/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật được quy định như sau:
“Điều 15. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.”
3. Về trình tự xử lý kỷ luật
Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm
Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp cho người có hành vi vi phạm tự làm bản kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp người đó không làm bản kiểm điểm hoặc vắng mặt sau 2 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ 3 gửi giấy triệu tập mà vẫn không có mặt thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
Bước 2: Thành lập hội đồng kỷ luật
Hội đồng kỷ luật phải có 05 thành viên không phải là người có quan hệ gia đình hoặc người có liên quan đến người bị xem xét kỷ luật, bao gồm : Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, một Ủy viên Hội đồng là dại diện Ban chấp hành công đoàn, một ủy viên là đại diện của đơn vị công tác, một ủy viên là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, một ủy viên kiêm thư ký.
Bước 3: Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
Chậm nhất 07 ngày trước khi cuộc họp diễn ra, giấy triệu tập họp phải gửi đến công chức có hành vi vi phạm. Nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng, Trường hợp người đó vắng mặt sau 2 lần gửi giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng thì đến lần thứ 3 gửi giấy triệu tập mà vẫn không có mặt thì cuộc họp vẫn được tiến hành.
Bước 4: Ra quyết định kỷ luật
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người đứng đầu đơn vị ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ công chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của công chức.
4. Về thời hiệu xử lý kỷ luật
Theo quy định tại Điều 6 Chương 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
“Điều 6. Thời hiệu xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 15 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.”
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu quyết định kỷ luật công chức, Các hình thức kỷ luật công chức từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công