Chức năng của Công an nhân dân Việt Nam

Công an nhân dân có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm trật tự xã hội và an ninh của Tổ quốc. Vậy cụ thể chức năng của Công an nhân dân là gì? Hoatieu.vn sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.

1. Bộ Công an là gì?

Công an nhân dân trực thuộc và chịu quản lý trực tiếp của Bộ công an. Bộ Công an là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam có chức năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ,...

Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân theo thứ tự quyền lực từ cao xuống thấp được tổ chức như sau:

- Bộ Công an

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

- Công an xã, phường, thị trấn

Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân.

Liệt kê một vài đơn vị trực thuộc bộ công an bao gồm:

Khối Cục và tương đương:

+ Văn phòng Bộ Công an

+ Cục Đối ngoại

+ Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp

+ Cục Quản lý xuất nhập cảnh

+ Cục Xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc,....

Khối Bộ Tư lệnh

+ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ

+ Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động

Khối Học viện, Nhà trường

+ Học viện An ninh nhân dân

+ Học viện Cảnh sát nhân dân,...

Khối Viện, Bệnh viện

+ Viện Khoa học Hình sự

+ Bệnh viện 19-8

+ Bệnh viện Y học cổ truyền,...

Chức năng của Công an nhân dân Việt Nam

2. Chức năng của Công an nhân dân theo Luật Công an nhân dân

Chức năng của Công an nhân dân được quy định tại Điều 15 Luật công an nhân dân 2018 được trích dẫn dưới đây:

Điều 15. Chức năng của Công an nhân dân

Công an nhân dân có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Ngành công an được chia thành hai lực lượng chính là cảnh sát và an ninh thực hiện tất cả các chức năng chung theo quy định của điều luật trên. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của cảnh sát là bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước. An ninh có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, phát hiện ngăn chặn các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.

Để tìm hiểu thêm thông tin về sự khác nhau giữa công an và cảnh sát, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Phân biệt Công an và Cảnh sát.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Chức năng của Công an nhân dân Việt Nam. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì?Hành chính mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.217
0 Bình luận
Sắp xếp theo