Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế

Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế. Quy phạm pháp luật bộ phận quan trọng của một ngành luật, mỗi quy phạm pháp luật lại được ghép bởi cấu trúc cụ thể.

1. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắc buộc chung phải thực hiện đối với tất cả mọi tổ chức, cá nhân và được thừa nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Trong nội dung của quy phạm pháp luật thường thể hiện tính cho phép và tính ép buộc.

Cấu tạo của một quy phạm pháp luật bao gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài.

Trong đó:

  • Giả định là bộ phân quy định về địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh và tính huống xảy ra vụ việc. Nghĩa là nói về trường hợp áp dụng quy phạm pháp luật đó.
  • Quy định là bộ phận quan trọng quy định về những điều mà chủ thể cần thực hiện khi có những điều kiện của giả định đã đặt ra.
  • Chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp mà cơ quan nhà nước áp dụng với chủ thể có hành vi trái với quy định và giả định đã nêu ra. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thế thực hiện hành vi đó phải gánh chịu khi không thực hiện đúng quy định.

Tuy nhiên cả ba bộ phận này không nhất thiết có trong một quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế

2. Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật

Một quy phạm pháp luật trong Bộ luật hình sự 2015 quy định là:

Điều 23. Tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Có thể thấy trong quy phạm pháp luật này có đầy đủ 3 cấu trúc là giả định, quy định và chế tài. cụ thể là:

  • Giả định là: "Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức."
  • Quy định là: "mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm."
  • Chế tài là: Tuy nhiên nếu người đó có hành vi gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đây là quy định nhằm loại bỏ những hành vi giả tạo, lợi dụng tình thế cấp thiết để gây thiệt hại nặng hơn.

3. Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài đúng hay sai

Nhận định “Một quy phạm pháp luật luôn phải có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài” là sai, bởi vì không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.

Ví dụ 1: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” – Điều 33 Hiến pháp năm 2013. Đây là một quy phạm pháp luật nhưng chỉ có bộ phận quy định không có bộ phận giả định và chế tài.

Tuy nhiên, cũng sẽ có những quy phạm pháp luật có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.

Ví dụ 2: "Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm một trong các hành vi sau đây: Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế..." - Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019-NĐ/CP => Đây là một quy phạm pháp luật có đủ giả định, quy định và chế tài.

+ Quy định: hình thức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định pháp luật.

+ Giả định: trường hợp người đi xe mô tô, xe gắn máy và các xe tương tự điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế.

+ Chế tài: phạt tiền người vi phạm t ừ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

3. Ví dụ cụ thể về cấu trúc của quy phạm pháp luật

Ví dụ về giả định

Ví dụ 1:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Trong điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 thì giả định là phần "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân".

Ví dụ 2: "Người lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp" - (Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

=> Phần giả định trong quy phạm pháp luật trên là phần "nếu có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp".

Ví dụ về quy định

Ví dụ 3: Theo quy định tại điều 6 Luật quản lý thuế 2019:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế

1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

Toàn bộ điều khoản quy định trong điều này đều là những quy định mà mọi công dân đều phải tuân theo. Quy định về những hành cấm không được làm.

Ví dụ 4: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” - (Điều 25 Hiến pháp năm 2013)

=> Theo quy phạm pháp luật trên, bộ phận quy định là “có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”, tức là quy định người dân được quyền làm gì.

Ví dụ về chế tài

Ví dụ 5:

Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trong điều 161 Bộ luật hình sự 2015 thì phần chế tài là "bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

Ví dụ 6: "Người lao động bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự" - (Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

=> Theo quy phạm pháp luật trên, phần chế tài là "bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng".

4. Đặc điểm của quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật sẽ mang trong mình những đặc điểm như sau:

  • Là quy tắc có tính bắt buộc chung
  • Được thể hiện dưới hình thức xác định là văn bản
  • Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
  • Được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước;

Quy phạm pháp luật được đặt ra thực chất là bắt nguồn từ những mối quan hệ trong xã hội nảy sinh cần pháp luật điều chỉnh. Những nội dung mà quy phạm pháp luật nêu ra là nhằm chấn chỉnh những xử sự sai phạm của con người vào đúng khuôn khổ của chúng.

Quy phạm pháp luật vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. Giữa các quy phạm pháp luật luôn có sự liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau tạo nên một hệ thống pháp luật thống nhất cùng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

5. Các loại quy phạm pháp luật

- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật theo:

+ Quy phạm pháp luật hình sự.

+ Quy phạm pháp luật dân sự.

+ Quy phạm pháp luật hành chính,…

- Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:

+ Quy phạm pháp luật định nghĩa

+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh: Các quy phạm này quy định quyền và nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong các quan hệ xã hội; gồm ba nhóm Quy phạm bắt buộc, quy phạm cấm đoán, quy phạm cho phép.

+ Quy phạm pháp luật bảo vệ: Đây là loại quy phạm xác định các biện pháp cưỡng chế mang tính nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật.

- Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:

+ Quy phạm pháp luật dứt khoát.

+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát.

+ Quy phạm pháp luật tùy nghi.

+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn.

- Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:

+ Quy phạm pháp luật bắt buộc.

+ Quy phạm pháp luật cấm đoán.

+ Quy phạm pháp luật cho phép.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
4 18.142
0 Bình luận
Sắp xếp theo