Ví dụ về sử dụng pháp luật (20+ Ví dụ)

Ví dụ về sử dụng pháp luật. Sử dụng pháp luật là một trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, khiếp pháp luật được ứng dụng thống nhất trong nhân dân. Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc một số ví dụ về sử dụng pháp luật.

1. Sử dụng pháp luật là gì?

Sử dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân được sử dụng các quyền mà pháp luật cho phép.

Việc sử dụng pháp luật không hoàn toàn bắt buộc cá nhân phải thực hiện, đây là hình thức thực hiện pháp luật chủ động. Công dân có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện. Nếu công dân thực hiện pháp luật vượt quá quyền hạn của bản thân thì sẽ có biện pháp xử lý. Đây là hình thức sử dụng pháp luật khá thoải mái khi công dân được lựa chọn thực hiện hoặc không.

=> Tóm lại, sử dụng pháp luật có thể hiểu là việc thực hiện quyền của công dân dduwwocj pháp luật khuyến khích, cho phép.

2. 5 Ví dụ về sử dụng pháp luật

Với định nghĩa tại mục 1 bài này, dưới đây là một số ví dụ về sử dụng pháp luật.

Ví dụ về sử dụng pháp luật

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 1:

Pháp luật quy định công dân được quyền tự do ngôn luận. Anh B là một công dân nên cũng được tự do thực hiện quyền này trong đời sống cũng như trên mạng xã hội.

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 2:

Pháp luật quy định công dân được pháp luật bảo vệ và có quyền kiện với những hành vi xâm phạm đến quyền của họ. Gia đình anh K có mảnh đất đang sinh sống nhưng bị gia đình hàng xóm xây dựng lấn chiếm một phần đất của mình. Anh K đã gửi đơn kiện về vấn đề này lên cơ quan có thẩm quyền để giành lại quyền lợi của mình.

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 3:

Pháp luật quy định công dân có quyền giám sát những hoạt động của cơ quan nhà nước. Chị Quỳnh đã phát giác ra hoạt động sai phạm của cán bộ cấp xã về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để rút ruột trợ cấp của người dân khó khăn. Chị Quỳnh đã làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết xác minh.

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 4:

Pháp luật quy định công dân có quyền tự do kinh doanh buôn bán và thu về lợi nhuận của mình. Gia đình chị Diệp đã lựa chọn làm quán ăn để kinh doanh.

  • Ví dụ về sử dụng pháp luật 5:

Pháp luật quy định công dân có quyền thành lập các doanh nghiệp của mình khi đủ điều kiện. Anh Bình thành lập công ty TNHH cung cấp các dịch vụ về vận chuyển cho khách hàng.

=> Như vậy việc sử dụng pháp luật là công dân được tự do thực hiện những gì mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên để thực hiện được đúng pháp luật quy định thì công dân còn không được phép làm những gì pháp luật cấm để tránh hành vi vi phạm pháp luật.

3. Ví dụ sử dụng pháp luật GDCD 12

Sau đây là một số ví dụ về sử dụng pháp luật giúp các bạn làm bài môn GDCD lớp 12 tốt hơn

Ví dụ 1: Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, không ai được phép xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm ra những hành vi vi phạm pháp luật.

=> Chị A theo Công giáo; anh B theo đạo Phật, thờ phụng ông bà tổ tiên. Anh B và chị A có tình cảm với nhau và mong muốn tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, bố mẹ chị A yêu cầu anh B phải theo Công giáo và khi chị A về làm dâu nhà anh B sẽ không phải thờ cúng ông bà tổ tiên nhà anh B.

Anh B cho rằng ai cũng có quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, hơn nữa, việc thờ phụng tổ tiên là truyền thống từ bao đời nay nên anh B không chấp nhận yêu cầu của cha mẹ chị A. Anh B đang thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật của mình.

Ví dụ 2: Theo pháp luật quy định, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân và có quyền bầu cử.

Bạn N.N.A đang học năm nhất đại học và đã đủ 18 tuổi. Đợt này địa phương đang tổ chức bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân tại địa phương, bạn N.N.A rất vui vì nghĩ rằng mình đã đủ tuổi đi bầu cử, chọn ra đại biểu uy tín hợp lòng dân. Tuy nhiên, bố mẹ bạn N.N.A lo bạn đi học xa nhà, phải đi lại vất vả, còn lỡ mất buổi học thêm nên không muốn cho bạn về địa phương tham gia bỏ phiếu, nói rằng bố mẹ sẽ điền phiếu hộ bạn N.N.A.

Tuy nhiên, bạn N.N.A biết bản thân có quyền đi bầu cử, và hành động của bố mẹ mình là đang làm trái pháp luật, đi ngược lại quyền công dân. Bạn N.A đã giải thích cho bố mẹ hiểu và quyết định về nhà tham gia bỏ phiếu.

Ví dụ 3: Pháp luật quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

=> Quyền và nghĩa vụ học tập không chỉ đối với lứa tuổi học sinh mà còn đối với mọi công dân. Chính phủ kêu gọi toàn dân xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Do đó, ai cũng cần có trách nhiệm trong việc chủ động nghiên cứu, tìm tòi kiến thức mới, lan tỏa tinh thần học hỏi đến mọi người.

Ví dụ 4: Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, không cá nhân, tổ chức nào được phép xâm phạm, chiếm dụng, tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Đồng thời, công dân cũng có quyền khiếu nại, khởi kiện khi bị xâm phạm quyền lợi chính đáng.

=> Mảnh đất của anh T rộng 230m2, anh không xây nhà hết đất để ở, mà để lại một phần đất làm sân và vườn, nhưng phần vườn anh không xây tường bao kiên cố mà chỉ dựng rào. Nhà hàng xóm anh T đang xây nhà, thấy anh T ko rào kỹ phần đất vườn nên nổi lòng tham, đã cố ý lấn, cơi nới ngôi nhà đang xây chườm lên phần đất nhà anh T. Phần lấn chiếm rộng gần khoảng 40cm, dài 15m.

Anh T đã làm đơn kiện hàng xóm lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện quyền công dân của mình.

Ví dụ 5: Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin

Không cá nhân, tổ chức nào được phép ngăn cấm một cá nhân khác sử dụng mạng Internet, tiếp cận thông tin cho mục đích công việc, học tập, giải trí lành mạnh, văn minh, mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do nêu lên quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề nào đó.

Tuy nhiên, công dân không được dùng dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và nên có sự am hiểu pháp luật, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin cho cá nhân và mọi người; phải có trách nhiệm về nội dung thông tin do mình đưa lên mạng xã hội.

Bạn học C được giao nhiệm vụ viết bài văn phân tích về một vấn đề xã hội đang được quan tâm. Bạn C dùng Internet để tra cứu các thông tin liên quan đến vấn đề đó (vụ việc cụ thể, số liệu minh họa). Bạn hiểu đúng và phản bác lại những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc từ những trang web và fanpage trên facebook không chính thống. Như vậy, bạn C đang thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin của mình.

4. Ví dụ sử dụng pháp luật ngắn gọn

Dưới đây là một số ví dụ minh họa ngắn gọn cho việc sử dụng pháp luật trong cuộc sống hàng ngày:

Ví dụ 1: Trong cuộc sống cá nhân khi hai người quyết định xây dựng gia đình, họ sẽ tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Ví dụ 2: Trong hoạt động kinh doanh, để thành lập một công ty, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và nộp thuế.

Ví dụ 3: Trong các mối quan hệ xã hội, khi mua hàng hóa, dịch vụ mà không hài lòng, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ví dụ 4: Trong lĩnh vực giao thông, khi tham gia giao thông theo bất cứ hình thức nào đều phải tuân thủ Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Ví dụ 5: Trong lĩnh vực môi trường, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Ví dụ 6: Trong mua bán nhà đất, người mua và người bán phải lập hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

Ví dụ 7: Trong lĩnh vực lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

5. Một số hình thức thực hiện pháp luật khác

Bên cạnh sử dụng pháp luật còn có các hình thức thực hiện pháp luật khác: Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật:

  • Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.
  • Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
  • Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Các hình thức thực hiện pháp luật đều có một khía cạnh khác nhau nhưng đều bổ trợ để xây dựng lên hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Khi các hình thức thực hiện pháp luật này được sử dụng thường xuyên thì hệ thống pháp luật càng được củng cố và hữu ích với người dân khi người dân được đảm bảo quyền và lợi ích trước pháp luật.

Ví dụ công dân sử dụng pháp luật vượt quá quyền hạn thì đã phạm phải những điều mà pháp luật nghiêm cấm. Bởi vậy các cơ quan nhà nước sẽ áp dụng quy định pháp luật điều chỉnh lại hành vi của người vi phạm bằng việc xử phạt. Người vi phạm lúc này sẽ phải thi hành pháp luật với hình phạt của bản thân.

6. Ví dụ về sử dụng pháp luật trong đời sống xã hội

Ví dụ 1: Sống với nhau đã lâu, nhưng bà T luôn nhẫn nhục, chịu đựng ông chồng vũ phu, nóng tính, hay chửi bới, đánh đập vợ con. Sự việc gần đây nhất, sau khi say rượu, ông B đã chửi bới và đánh bà T dẫn đến bà T bị nứt xương tay. Biết chuyện, hội viên Hội liên hiệp phụ nữ xã đã khuyên bà T dùng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Bà T quyết định kiện ông B vì có hành vi vũ phu, gây thương tích cho mình.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014Hiến pháp năm 2013, quyền công dân trong hôn nhân được quy định cụ thể như sau:

- Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các luật khác có liên quan.

- Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng

Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

- Tình nghĩa vợ chồng

+ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

+ Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

=> Như vậy, Bà T đang sử dụng quyền công dân của mình trong hôn nhân. trong quan hệ hôn nhân và gia đình, ông B đã có hành vi xúc phạm bà T, nhiều lần thể hiện thái độ thiếu tôn trọng danh dự, nhân phẩm của vợ, coi thường quy định của pháp luật về sự bình đẳng trong hôn nhân. Hành vi đánh đập, xâm hại đến sức khỏe, tính mạng bà T của ông B là hành vi bạo lực gia đình và vi phạm pháp luật.

Ví dụ 2: Học sinh có quyền chọn trường, lớp dự thi tùy vào năng lực học tập của mình. Học sinh đến trường học tập, vui chơi là biểu hiện của việc công dân thực hiện quyền học tập đã được Hiến pháp Việt Nam 2013 và các văn bản pháp luật ghi nhận như: Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. => Như vậy, hành vi học sinh đến trường học tập là hình thức sử dụng pháp luật của công dân.

Ví dụ 3: Công ty A là công ty chăn nuôi gia súc, theo quy định của pháp luật, công ty A phải có trách nhiệm xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường (ao hồ, sông ngòi). Tuy nhiên, công ty A đã không thực hiện đúng như cam kết về việc bảo vệ môi trường với người dân địa phương, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Người dân địa phương đã làm đơn tố cáo công ty A đến lực lượng chức năng và báo chí để làm rõ vụ việc.

=> Như vậy, người dân đang sử dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền sống, quyền được sống trong môi trường trong lành theo Hiến pháp năm 2013.

Ví dụ 4: Bà A muốn mở công ty thương mại tổng hợp để giúp quá trình mua bán hàng hóa, trao đổi thông tin thuế, chứng từ của mình thuận tiện hơn. Bà A đã đến Trung tâm hành chính công tỉnh để đăng ký hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo hướng dẫn của cán bộ công chức. => Như vậy, bà A đang sử dụng quyền công dân là quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm theo Hiến pháp 2013 và quy định trong các văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020.

Ví dụ 5: Ông H làm đơn kiện Phòng tài nguyên và môi trường huyện lên tòa án cấp tỉnh vì đã tự ý thu hồi mảnh đất của ông, trong khi hai bên chưa đạt thành thỏa thuận về tiền bồi thường. => Ông H đã sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định trong Hiến pháp 2013. Tòa án có trách nhiệm nhận đơn tố cáo của ông H và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

7. So sánh sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật

Tiêu chí

Sử dụng pháp luậtÁp dụng pháp luật
Điểm giống nhau

- Đều là hình thức thực hiện pháp luật.

Điểm khác nhau

Chủ thể thực hiệnTất cả các chủ thể được pháp luật cho phépPhải có thêm sự tham gia của các cơ quan và nhà nước có thẩm quyền

Trường hợp thực hiện

Khi thuộc vào các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

+ Trường hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên tự phát sinh, có sự thay đổi hay chấm dứt.

+ Trường hợp có xảy ra các vấn đề tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên có tham gia quan hệ pháp luật mà họ không thể tự giải quyết được.

+ Trường hợp cần áp dụng các chế tài pháp luật cho chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Trường hợp cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho các trường hợp khác

+ Trường hợp cần kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong một số quan hệ pháp luật theo quy định.

+ Trường hợp cần xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của một số sự kiện thực tế theo quy định pháp luật.

Hình thức thể hiệnNhững quy phạm pháp luật về quyền của chủ thểTất cả các quy phạm pháp luật thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền được nhà nước trao quyền.
Tính bắt buộc thực thi

Sử dụng pháp luật không mang tính bắt buộc. Có thể thực hiện hoặc không thực hiện.

Bắt buộc phải thực hiện

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc ví dụ về sử dụng pháp luật, ví dụ sử dụng pháp luật môn GDCD 12. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
13 47.455
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm