Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Thư tín, điện thoại, điện tín cũng là một trong những quyền được pháp luật bảo vệ bởi vì đây là quyền về đời sống cá nhân không bị xâm phạm. Nhưng hiện nay có không ít trường hợp xâm phạm đến quyền này diễn ra trong đời sống, mà nhiều kẻ còn dùng thông tin của người khác để trao đổi buôn bán.

1. Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Mọi công dân để được bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mỗi người dân để được pháp luật bảo vệ những bí mật này bởi chúng liên quan đến đời sống cá nhân của người đó.

Những người có hành vi xem trộm hoặc nhìn lén đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Ví dụ 1: An có người bạn thân là Hà và hai người thường xuyên nhắn tín cho nhau để trò chuyện. Trong một lần An để quên điện thoại trên phòng, mẹ An nhìn thấy và vào đọc tin nhắn của An. Hai đứa thường trò chuyện những câu chuyện khó chia sẻ với nhau. Mẹ An đã nói với An và kêu An lần sau hãy chia sẻ cùng mẹ. Mẹ An có hành vi vi phạm bí mật điện thoại, điện tín của An.

Ví dụ 2: Chị H có gửi một bức thư cho chị B kể về cuộc sống của chị H ở nước ngoài. Trên đường vận chuyển thì bức thư đó bị kẹt và rách một góc. Thấy vậy người nhân viên vận chuyển khá tò mò và mở bức thư ra xem. Sau khi đọc xong thì gắn lại và cho vào vận chuyển tiếp. Khi chị B nhận được thì thấy bức thư đã bị rách. Hành vi của người nhân viên đã xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín của khách hàng.

Ví dụ 3: Anh Q thường xuyên gửi email công việc với những nội dung quan trọng cho nhân viên cũng như đối tác của mình. Trong một lần thư ký của anh Q thấy email của anh đang mở trên màn hình và đọc lén. Lúc đó thì anh Q đã đi vào và nhìn thấy. Thư ký của anh Q đã bị cho thôi việc về hành vi này. Hành vi này của thư ký đã vi phạm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

Ví dụ 4: Hiện nay trên các trang mạng xã hội có rất nhiều bài đăng trong các hội nhóm mời chào người dùng trả phí để xem lén, nghe lén nội dung tin nhắn trên Messenger, Zalo của người khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, các đối tượng mời chào dịch vụ và cả người thuê họ đọc trộm tin nhắn đều vi phạm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của công dân.

Ví dụ 5: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay, đa số người dùng điện thoại thông minh đều sẽ cài đặt phần mềm, ứng dụng nào đó để phục vụ cho công việc, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, một số ứng dụng không do Nhà nước cung cấp như các phần mềm chụp ảnh, game, đọc truyện... đều yêu cầu người dùng cho phép phần mềm được truy cập vào danh bạ, file ảnh của người dùng. Nếu không cẩn thận, người dùng rất có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân. Hành vi này đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của công dân.

Chúng ta có thể thấy rằng những hành vi được nêu ở trên đều vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân, không những vậy người thực hiện hành vi xâm phạm đến thư tín, điện thoại, điện tín đều là những người có hành vi không văn minh. Điều này có thể khiến họ bị mất niềm tin của người khác khi bị phát hiện.

3. Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Sự hình thành và phát triển của mạng máy tính, mạng viễn thông đã và đang chịu những tác động của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Trở lại những năm gần đây, khi mà trình độ kiến thức ngày càng được nâng cao thì nhu cầu được tiếp cận thông tin từ khắp mọi nơi trên thế giới là vô cùng cần thiết. Chỉ cần kết nối Internet, mọi người đã có thể gắn kết với nhau một cách dễ dàng. Từ đó, mà mạng máy tính, mạng viễn thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích của nó, mạng máy tính, mạng viễn thông cũng đem lại khá nhiều tác hại tiêu cực đáng lo ngại.

Ví dụ với một vụ việc thực tế:

Cuối tháng 11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ Nguyễn Nhật Trường (sinh năm 2000, trú xã Sơn Thủy, huyện A Lưới) về hành vi “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”. Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2022, Công ty MGI (đóng tại Khu đô thị mới An Cựu City, TP Huế) bất ngờ khi phát hiện liên tiếp các cuộc tấn công, xâm nhập vào hệ thống mạng và hệ thống phần mềm mà công ty đang xây dựng, phát triển.

Đại diện công ty phát hiện truy cập thành công bất thường vào hệ thống điều hành công việc của công ty và xâm nhập vào tài khoản Microsoft của nhân viên công ty trên hệ thống quản lý. Phát hiện mã độc trên hệ thống khiến hệ thống bị hạn chế dịch vụ; hệ thống phần mềm mà công ty đang xây dựng, phát triển và vận hành cho khách hàng phát hiện bị tấn công theo phương thức từ chối dịch vụ vào cơ sở dữ liệu khách hàng bằng nhiều địa chỉ IP khác nhau; tin tặc gửi email nặc danh đến email khách hàng, đe dọa tấn công hệ thống và đính kèm thông tin bảo mật mà tin tặc lấy được khi truy cập vào hệ thống quản lý công việc của công ty. Đồng thời tin tặc cũng tấn công với hình thức gửi tin nhắn rác để gây treo hệ thống.

Việc làm của "hacker" Trường khi xâm nhập hệ thống công ty đã có thể thu thập thông tin trao đổi nội bộ của Công ty, thông tin các dự án đang triển khai, gây thiệt hại lớn đến các dự án phần mềm của công ty vì đối tượng xâm nhập được vào tài khoản lập trình viên, thay đổi các mã lập trình và xóa toàn bộ dữ liệu.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Nhật Trường về “Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” được quy định tại điều 289 Bộ luật Hình sự. Theo điều 289, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác như sau: Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm… Mức phạt tù cao nhất đối với tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác lên đến 12 năm.

=> Như vậy, các cá nhân, tổ chức đều có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Các đối tượng có hành vi xâm phạm trái với quy định của pháp luật đều sẽ bị xử lí nghiêm khắc, bên cạnh việc phải đền bù tổn thất hành chính, người vi phạm có nguy cơ phải đối mặt với án phạt tù cao nhất đến 12 năm.

4. Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong đời sống hằng ngày:

+ Cha mẹ không kiểm soát con cái theo cách tự ý kiểm tra tin nhắn điện thoại, đọc nhật ký của con.

+ Trẻ em dùng điện thoại của cha mẹ phải có sự cho phép của cha mẹ.

+ Không tự ý bóc thư của người khác để đọc vì bất cứ lý do gì (trừ trường hợp phục vụ công tác điều tra).

+ Phát hiện, tố giác hành vi mời chào dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên điện thoại của người khác...

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 3.840
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm