Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự 2024

Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự 2024. Điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin và giải đáp cho câu hỏi này. Mời bạn đọc tham khảo cùng HoaTieu.vn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến tại phần bình luận, HoaTieu sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.

Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định.
Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định.

1. Vi phạm hành chính là gì?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hành chính mà chúng ta dễ thấy ở đời sống là những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Khi người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phát hành chính với mức tiền đã quy định.

Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính gồm:

  • Hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.
  • Hình thức lỗi cố ý thể hiện khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để cho hậu quả xảy ra.
  • Hành vi trái với pháp luật đó là hành vi có biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính. Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi được biểu hiệu dưới hình thức hành dộng hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.
  • Hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • Hành vi đó do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm.

2. Vi phạm hình sự là gì?

Thế nào là vi phạm pháp luật hình sự?

Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Những hành vi vi phạm pháp luật hình sự thường mang tính chất nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Ví dụ như một số hành vi cướp của, giết người, tham ô, trốn thuế, xâm phạm đến nhà nước,...

Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm gồm:

  • Tính trái pháp luật hình sự: hành vi tội phạm phải trái với quy định trong luật hình sự.
  • Tính nguy hiểm cho xã hội: đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất.
  • Phải chịu hình phạt: chỉ những hành vi được coi là phạm tội mới phải chịu hình phạt theo quy định pháp luật. Hình phạt chủ yếu trong luật hình sự là tước tự do của người phạm tội do tòa án áp dụng.
  • Tính có lỗi: Lỗi vô ý hoặc cố ý do chủ thể phạm tội gây ra.

3. Phân biệt Vi phạm hành chính và Vi phạm hình sự

 Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Tiêu chíVi phạm hành chínhVi phạm hình sự
Luật điều chỉnhLuật xử lý vi phạm hành chínhBộ luật Hình sự
Đối tượng xâm phạmXâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nướcXâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân...
Mức độ nguy hiểmNhẹ hơnNặng hơn
Chế tài xử lýKhông có các chế tài hạn chế quyền tự do của con ngườiCó các hình phạt hạn chế quyền tự do thậm chí tước đi quyền sống của con người: Phạt tù, tử hình...
Thẩm quyền xử phạtCó cơ quan ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,...Tòa án
Tiền án, tiền sựBị ghi tiền sự nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sựNgười phạm tội có bản án xét xử của Tòa án thì bị xem là có tiền án
Chủ thể thực hiệnChủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhânChủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại

Việc phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật, nó chính là cơ sở để áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau nhằm bảo đảm đấu tranh có hiệu quả đối với vi phạm hành chính và tội phạm, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Tuy nhiên trong một số hành vi vi phạm thì việc phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự khá mong manh bởi vì nếu mực độ vi phạm chưa đạt đến mức hình sự thì chỉ bị xử phạt tiền như hành chính.

Ví dụ như anh A có hành vi đánh người do mâu thuẫn cá nhân và khiến anh B bị thương tích 10%. Như vậy căn cứ vào bộ luật hình sự thì với mức thương tích dưới 11% thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với mức 3 triệu đồng. Nhưng nếu anh B bị mức thương tích trên 11% thì anh A sẽ bị khởi tố hình sự về tội cố ý gây thương tích.

4. Điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là?

Câu hỏi: Điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là?

  • A. Hành vi vi phạm
  • B. Biện pháp xử lí
  • C. Mức độ vi phạm
  • D. Chủ thể vi phạm

Đáp án: Chọn C. Mức độ vi phạm là đáp án đúng.

Lý giải: Tại phần 3 phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự có đề cập đến mức độ nguy hiểm của 2 loại vi phạm này.

Theo đó vi phạm hành chính mang tính chất mức độ các tội nhẹ hơn và chỉ bị xử phạt hành chính. Còn Vi phạm hình sự lại là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và được coi là tội phạm.

Mức độ vi phạm (tính nguy hiểm) là một trong những căn cứ quan trọng để các nhà làm luật phân loại tội phạm và quy định khung hình phạt tương ứng.

Do đó đáp án C là đáp án đúng. Những đáp án còn lại đều chưa được chính xác.

5. Ví dụ Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Ví dụ vi phạm hành chính: 

A điều khiển mô tô tham gia giao thông lạng lách đánh võng, chở 3

=> A vi phạm hành chính về quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Hoặc theo quy định pháp luật thì người nào có hành vi đánh nhau hoặc xúi giục đánh nhau có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ví dụ vi phạm hình sự:

A đánh B gây thương tích cho B với tỉ lệ 60%

=> A vi phạm hình sự, tội: cố ý gây thương tích

Hoatieu.vn vừa giúp bạn đọc Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
3 26.861
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm