Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ

Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là những quyền cơ bản của công dân, nên khi bất cứ ai bị xâm phạm đều bị pháp luật trừng trị. Dưới đây hoatieu.vn sẽ tìm hiểu về quyền này và ví dụ cụ thể để gửi đến bạn đọc.

1. Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

Cụ thể theo quy định của Hiến pháp 2013 thì quyền được bảo hộ sức khoẻ, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân là:

Điều 19.

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Như vậy mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ về tính mạng, không bị tước đoạt tính mạng, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay những hình thức xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền này của công dân đều bị xử lý theo đúng pháp luật

2. Ví dụ quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ

Ví dụ những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là:

Ví dụ 1: Anh A có hành vi chửi bới, lăng mạ chị B về những điều không đúng sự thật. Chị B đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ chị trước anh A. Khi xét thấy anh A có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của chị B, cơ quan quyết định xử phạt hành chính với anh A, với số tiền 10.000.000 đồng.

Ví dụ 2: Trong gia đình thì anh H có hành vi uống rượu và về nhà đánh đập chị T là vợ của anh. Sau quá nhiều lần bị đánh đập bị T đã kiện anh H lên cơ quan nhà nước vì hành vi bạo lực gia đình. Xét thấy hành vi của anh H mang tính chất bạo lực có thương tích nên anh H bị xử phạt hành chính 10.000.000 đồng. Nếu hành vi của anh H còn tái phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định luật Hình sự.

Ví dụ 3: Chị T là người kinh doanh buôn bán hoa quả, trong một lần chị Y mua tại cửa hàng chị T. Chị Y đã chọn quả và tính tiền, nhưng trong quá trình cân và thanh toán chị Y phát hiện chị T có hành vi gian dối trong kinh doanh. Chị Y yêu cầu chị T tính đúng số tiền cho mình. Nhưng chị T không đồng ý và chị T đã có hành động đánh đập chị Y. Chị Y đã bị thương tật 10% nên cơ quan quyết định xử phạt chị T về hành vi cố ý gây thương tích cho chị Y và phải bồi thường chi phí điều trị cho chị Y.

Ví dụ 4: Vì xích mích giữa hai gia đình, chị A đã luôn có hành vi chửi bới, khiêu khích, gây hấn với ông B dù 2 nhà là hàng xóm. Một ngày, nhà chị A mất chó, dù không có bằng chứng xác đáng, nhưng chị đã sang tận nhà ông B để mắng chửi và đe dọa báo công an nếu không trả tiền để chị mua con chó mới. Gia đình ông B kiên quyết từ chối đòi hỏi vô lý của chị A và mời công an giải quyết. Sau khi công an xã trích xuất camera giám sát ở khu phố đã phát hiện ra chó nhà chị A bị các đối tượng trộm chó đi xe máy qua bắt mất, không liên quan gì đến nhà ông B. Gia đình ông B quyết định kiện chị A vì hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của ông B.

=> “Danh dự” và “nhân phẩm” là những yếu tố về nhân thân của một người luôn được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Khi một người có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì họ đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

3. Xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bị xử lý như thế nào?

Từ những ví dụ trên có thể thấy rằng những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân đều được pháp luật bảo vệ nghiêm minh. Tuỳ vào mức độ xâm phạm và tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.

Những tội danh liên quan đến hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là:

  • Tội cố ý gây thương tích;
  • Hành vi bạo lực gia đình;
  • Hành vi bạo hành trẻ em;
  • Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác;
  • Tội giết người;
  • Tội vu khống người khác;

4. Câu hỏi trắc nghiệm trong bài Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Câu 1: Xúc phạm để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về 

A. Về nhân phẩm, danh dự của công dân.

B. Tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. Tinh thần của công dân.

D. Thể chất của công dân.

=> Đáp án: A

Câu 2: Công dân KHÔNG xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm khi tự ý thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Phát tán thông tin mật của cá nhân.

B. Bảo mật danh tính cá nhân.

C. Tiết lộ bí mật đời tư của người khác.

D. Ngụy tạo bằng chứng tố cáo người khác.

=> Đáp án: B

Câu 3: Hành vi nào sau đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?

A.Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.

B. Khống chế và bắt giữ tên trộm ở nhà mình.

C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.

D. Đánh người gây thương tích.

=> Đáp án: D

Câu 4: Việc khám xét chỗ ở của một người KHÔNG được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo

A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

B. chỉ đạo của cơ quan điều tra.

C. yêu cầu của Viện Kiểm sát.

D. yêu cầu của công việc.

=> Đáp án: A

Câu 5: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là loại quyền gắn với

A. tự do của công dân.

B. nghĩa vụ của công dân.

C. lợi ích của công dân.

D. nhu cầu của công dân.

=> Đáp án: A

Câu 6: Ý nghĩa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự?

A. Là quyền tự do dân chủ của công dân, quyền được tham gia xây dựng nhà nước và xã hội

B. Là quyền tự do về thân thể của công dân

C. Là quyền tự do và phẩm giá con người, xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ nhà nước và xã hội

D. Là quyền tự do dân chủ của công dân trong việc giữ gìn nhân phẩm, danh dự của mình

=> Đáp án: C

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
1 3.430
0 Bình luận
Sắp xếp theo