So sánh đạo đức và pháp luật
So sánh đạo đức và pháp luật - Ngày nay xã hội được điều chỉnh bởi rất nhiều các quy phạm, trong đó không thể không kể đến là hai quy phạm đạo đức và pháp luật. Cả hai quy phạm này đều có vai trò quan trọng và có mối tương hỗ lẫn nhau. Vậy điểm giống và khác nhau của chúng là gì? Bài viết dưới đây sẽ so sánh và giải đáp về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo cùng HoaTieu.vn.
Đạo đức và pháp luật
1. So sánh đạo đức và pháp luật
Đạo đức là gì? Pháp luật là gì? Đạo đức và pháp luật giống và khác nhau thế nào? Phần dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết để trả lời cho những câu hỏi này.
1.1 Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật
- Đạo đức và pháp luật đều là hệ thống các quy tắc xử sự chung, chuẩn mực xã hội đối với con người
- Đạo đức và pháp luật giúp con người điều chỉnh hành vi để phù hợp với các quy tắc trong xã hội, qua đó tích cực hơn trong cộng đồng.
- Đạo đức và pháp luật đều được áp dụng chung cho tất cả mọi người, có tính cộng đồng
- Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh
- Pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.
1.2 Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Tiêu chí | Đạo đức | Pháp luật |
Khái niệm | Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. | Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội. |
Nguồn gốc hình thành | Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người | Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật |
Nội dung | Những triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống | Các quy tắc xử sự (việc được làm, không được làm...) |
Hình thức thể hiện | Nhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,... | 1 hình thức: Văn bản pháp luật |
Phương thức tác động | Giáo dục, tuyên truyền | Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước, tuyên truyền, |
Tính chất | Không bắt buộc, mang tính chung chung và không thống nhất | Bắt buộc, chính xác, thống nhất |
Không thực hiện | Không bị xử phạt | Bị xử lý theo quy định của pháp luật |
Chủ thể ban hành | Do ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dài | Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Phạm vi | Rộng hơn pháp luật (do có một số khía cạnh pháp luật không quy định như trong lĩnh vực tình bạn, tình yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày...) | Điều chỉnh quan hệ xã hội do nhà nước quy định |
Như vậy có thể thấy được pháp luật có phạm vi nhỏ hơn nhưng lại có sự bắt buộc và tính quyền lực cao, tuyệt đối. Còn đạo đức có phạm vi lớn nhưng lại không có tính bắt buộc cao mà chỉ tác động vào tâm lý của người có đạo đức tốt còn kẻ đạo đức không tốt thì không có ảnh hưởng. Vì thế có thể thấy rõ pháp luật có những hình phạt từ nhẹ đến nặng tuỳ mức độ bao gồm phạt tiền, cảnh cáo đến phạt tù và tử hình nhưng đạo đức lại chỉ là những áp lực tinh thần bằng miệng.
Tuy nhiên nếu đạo đức được con người học hỏi từ nhỏ và được hình thành thói quen tốt thì mang lại hiệu quả điều chỉnh hành vi cũng rất lớn không kém hơn pháp luật. Vì trong bản chất một con người bao giờ cũng có phần người mang tâm lý tốt đẹp không muốn xấu xa. Từ đó có thể thấy đạo đức điều chỉnh hành vi một cách mềm dẻo và lâu dài khác với pháp luật nghiêm khắc và dứt khoát.
Vì đạo đức tác động hành vi của con người qua dư luận xã hội và nó có sức mạnh to lớn trong việc tác động đến ý thức và hành vi của con người. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý còn có thời hiệu nhưng sự lên án, xử lý của đạo đức, của dư luận xã hội và của chính lương tâm con người thì không phụ thuộc vào thời hiệu nào cả, trái lại rất triền miên, day dứt, thậm chí suốt cả cuộc đời người vi phạm. Qua đó cũng thấy được vi phạm pháp luật thì đồng nghĩa với việc con người đó đã vi phạm đạo đức và sẽ bị pháp luật trừng trị và bị xã hội lên án tác động vào tinh thần qua đạo đức.
=> Như vậy, với những đặc điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật kể trên, Hoatieu mong rằng bạn đã có thể phân biệt pháp luật với đạo đức, tránh nhầm lẫn khi so sánh giữa 2 khái niệm cơ bản này.
2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. Đạo đức và pháp luật có sự tương quan lẫn nhau, tuy nhiên, sự tương quan này lại tại mỗi thời kì mà mỗi khác tùy thuộc vào tình hình xã hội, tư tưởng của xã hội và nhà nước lúc đó.
2.1. Đạo đức là nền tảng hình thành pháp luật:
Pháp luật chỉ ra đời khi trong xã hội có sự xuất hiện của chế độ tư hữu và giai cấp. Giai cấp cầm quyền hay nhà nước quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và thực hiện sự thống trị của giai cấp đó đối với xã hội.
Các quy định của pháp luật sẽ không vi phạm, đi ngược lại với đạo đức xã hội. Quy phạm đạo đức có vai trò làm định hướng cho nhà làm luật trong việc xác định tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa. Có nhiều quy định của pháp luật quy định chủ thể không được làm những hành vi trái với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục.
Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước nên được thể chế hóa, được nhà nước thừa nhận, được nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp luật.
Ví dụ như đạo đức có nêu những hành vi như trộm cắp, cướp giật đều là những hành vi không tốt được con người công nhận vì thế pháp luật cũng có quy định để xử phạt những hành vi trộm cắp, cướp giật. Hoặc là đạo đức công nhận con người phải chí công vô tư trong mọi công việc thì pháp luật cũng quy định hình phạt đối với người lợi dụng quyền hạn, chức vụ để hưởng lợi.
2.2. Pháp luật điều chỉnh lại đạo đức
Pháp luật có vai trò trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp, tiến bộ phù hợp với xã hội.
Pháp luật góp phần vào công cuộc củng cố, phát huy vai trò của các chuẩn mực đạo đức nếu chúng phù hợp với ý chí của nhà nước, với tình hình của xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức có thể được thừa nhận trong các quy phạm pháp luật.
Ví dụ như pháp luật quy định mọi công dân đều bình đẳng trong quan hệ xã hội và gia đình, nên giữa vợ và chồng luôn bình đẳng trong mọi việc, quy định này đã điều chỉnh những tư tưởng đạo đức từ xưa về việc người phụ nữ không được học, phải chăm cho gia đình và không được tham gia công việc xã hội.
Pháp luật có vai trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc; ngăn chặn sự tha hóa đạo đức.
3. Ví dụ về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật
3.1. Ví dụ đạo đức là nền tảng hình thành pháp luật
Các phạm trù đạo đức như: nghĩa vụ đạo đức, lương tâm, nhân đạo, công bằng,... có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như trong quy định pháp luật về phẩm chất của cán bộ trong ngành Tư pháp luôn nêu lên nguyên tắc: thực hiện nhiệm vụ theo đúng pháp luật và phải có phẩm chất đạo đức tốt.
Việc những người vi phạm pháp luật có hành vi tự thú khi chưa bị phát hiện về hành vi vi phạm pháp luật đó luôn được sự khoan hồng từ phía Nhà nước và được sự đánh giá cao của pháp luật và đạo đức. Trong Bộ luật Hình sự có quy định về tình tiết giảm nhẹ, có thể miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cũng đã thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta nhằm tạo cơ hội cho những người có hành vi vi phạm pháp luật có cơ hội để hoàn lương. Như vậy, việc đưa quan niệm đạo đức vào quy định pháp luật có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất của con người, đồng thời điều này cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước.
3.2. Ví dụ pháp luật điều chỉnh lại đạo đức
Điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 nước ta quy định: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Quy định này đòi hỏi người xác lập giao dịch dân sự không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phải cân nhắc đến những quy tắc đạo đức. Như vậy, pháp luật sẽ là yếu tố đảm bảo cho hành vi của con người phù hợp với đạo đức hơn.
Hay trong Bộ luật hình sự cũng có quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tội này đã được quy định tại điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đây và được quy định tại điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Đây cũng là ví dụ tiêu biểu cho pháp luật điều chỉnh lại đạo đức, có tác dụng bắt buộc mọi người phải thực hiện những nghĩa vụ về đạo đức, lương tâm, nhân đạo...
3.3. Ví dụ về sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
Ví dụ về đạo đức, hành vi vi phạm đạo đức:
- Con hư hỏng, không nghe lời bố mẹ, vô lễ với thầy cô giáo
- Học sinh gian lận trong thi cử
Ví dụ về pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật:
- Có hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác một cách trầm trọng (Xử phạt theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
- Vay nợ không trả tiền, quỵt tiền chủ nợ (Xử phạt theo quy định Bộ luật Dân sự 2015)
=> Sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật thể hiện ở việc nhiều quy tắc hay chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước sẽ được thể chế hóa, được nhà nước thừa nhận, được nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp luật. Đối với những hành vi trái với đạo đức xã hội, không phù hợp với ý chí của Nhà nước và có thể để lại hậu quả nhất định thì nhà nước dựa trên các quy phạm pháp luật để đưa ra chế tài xử phạt.
4. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật
4.1. Điểm giống nhau giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật
- Đều là hành vi làm trái, đi ngược lại, không tuân thủ những quy tắc xử sự chung của cộng đồng.
- Xuất phát từ việc có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi.
4.2. Sự khác nhau giữa vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật
Tiêu chí | Vi phạm đạo đức | Vi phạm pháp luật |
Chủ thể | Mọi chủ thể, không có quy định về độ tuổi hay trách nhiệm pháp lý | Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, trong lĩnh vực hình sự còn quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nhất định |
Đặc điểm | Hành vi xâm hại đến quan hệ xã hội được đạo đức bảo vệ | Hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ |
Chế tài xử lý | Chịu sự điều chỉnh của lương tâm, bị mọi người lên án, không bị xử lý theo pháp luật nếu như không vi phạm các quy định của pháp luật | Chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải chịu các hình phạt, các biện pháp xử lý: Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự... |
Cơ quan xử lý | Không có | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Khách thể bị xâm phạm |
|
|
Phân loại | Không có |
|
=> Tuy có sự khác nhau là vậy nhưng có thể thấy trong một số trường hợp, khi một người vi phạm pháp luật thì cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội. Bởi vì tính chất nghiêm trọng và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật sẽ có chế tài nặng hơn so với vi phạm đạo đức thông thường.
Hoatieu.vn vừa giúp bạn đọc So sánh đạo đức và pháp luật. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Hà Thanh Hiền
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Bài 1: Pháp luật
- Bài 2: Thực hiện pháp luật
- Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
- Phân tích vi phạm pháp luật của bạn A và bố bạn A - GDCD 12 trang 26
- Theo em việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù GDCD 12 trang 26
- Thực hiện pháp luật là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật
- Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự 2024
- So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
- Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
- Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
- Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
- Theo em có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
- Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ
- Vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
- Hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân?
- Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
- Tại sao công dân cần phải có trách nhiệm phê phán đấu tranh tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân?
- Ví dụ về quyền tự do ngôn luận
- Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa?
- Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
- Bài 8: Luật pháp với sự phát triển của công dân
- Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27