Chứng minh nhân dân được sử dụng đến khi nào?

Nhiều người lo lắng, sau khi Sổ hộ khẩu giấy bị bãi bỏ thì Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số không còn giá trị do Nhà nước quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân 12 số. Vậy, trên thực tế, Chứng minh nhân dân có thời hạn đến bao giờ? Có bắt buộc phải đổi CMND sang CCCD hay không? Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ giải đáp cho bạn đọc về các vấn đề trên. Mời bạn đọc tham khảo.

Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân
Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân

1. Chứng minh nhân dân có thời hạn đến bao giờ?

Câu hỏi: Tôi sinh năm 1954. Chứng minh nhân dân của tôi làm năm 2016, hạn sử dụng là năm 2031. Giờ đã đổi sang dùng Căn cước công dân gắn chip, vậy tôi có phải đi đổi thẻ không?

Theo điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân được quy định như sau:

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014:

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, Chứng minh nhân dân 9 số có thời hạn 15 năm. Công dân không phải đổi Chứng minh nhân dân nếu thẻ vẫn còn hạn. Mốc 01/7/2021 là mốc Bộ Công an không cấp mới Sổ hộ khẩu giấy, chuyển sang quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân (12 số trên thẻ Căn cước công dân). Đây cũng là mốc Bộ Công an cam kết cơ bản hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bởi vậy, tại nhiều địa phương, ngoài việc vận động người dân đi làm Căn cước công dân thì cán bộ lại khiến công dân hiểu sai về hạn sử dụng của thẻ Chứng minh nhân dân.

Về trường hợp trên, bạn có thể lựa chọn làm Căn cước công dân gắn chip ngay bây giờ (hiện nay không cấp Chứng minh nhân dân mà đã cấp Căn cước công dân gắn chip trên toàn quốc) hoặc đợi đến khi Chứng minh nhân dân hết hạn (15 năm kể từ ngày cấp ghi trên mặt sau của thẻ).

Hiện nay, tình trạng cấp thẻ CCCD đã không còn bị quá tải như thời gian đầu triển khai, vì vậy, bạn có thể đến cơ quan công an làm thủ tục cấp thẻ CCCD rất thuận tiện và dễ dàng.

Để tiến hành tổ chức vận động người dân làm CCCD có gắn chip, sẽ có những đợt làm căn cước công dân cho người dân trên địa bàn không thu phí và cơ quan có thẩm quyền sẽ đến UBND xã, phường để tập trung làm cho người dân. Bạn nên chú ý thông tin về các đợt làm CCCD này để không phải trả lệ phí và khi làm xong, cơ quan công an cũng sẽ tiến hành trả CCCD về địa phương rất thuận tiện.

2. Thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân là bao lâu?

Hiện nay Cơ quan có thẩm quyền chỉ tiến hành cấp CCCD chứ không cấp CMND cho công dân nữa.
Hiện nay Cơ quan có thẩm quyền chỉ tiến hành cấp CCCD chứ không cấp CMND cho công dân nữa.

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về CMND do Bộ công an ban hành đã được đề cập tại phần 1 bài viết, thời hạn sử dụng của CMND được quy định là 15 năm kể từ ngày cấp.

Đối với trường hợp mất CMND hoặc CMND hết thời hạn, công dân tiến hành thực hiện thủ tục đổi CMND sang thẻ CCCD vì hiện nay cơ quan có thẩm quyền sẽ không tiến hành làm lại thẻ CMND nữa.

3. Từ bao nhiêu tuổi có thể làm Căn cước công dân?

Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ căn cước công dân như sau:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên là đủ điều kiện về độ tuổi được cấp thẻ CCCD, và nếu có mong muốn thì có thể tiến hành thủ tục xin cấp thẻ Căn cước công dân.

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho các bạn năm bắt được chính xác về thời hạn và hiệu lực của CCCD và CMND.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 761
0 Bình luận
Sắp xếp theo