Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đạo đức nghề nghiệp là gì? Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức được quy định thế nào?
Thế nào là đạo đức nghề nghiệp?
1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Khái niệm đạo đức nghề nghiệp dưới góc độ pháp luật được hiểu thế nào?
Theo Luật Viên chức 2010, đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
2. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức qua lời dạy của Bác được hiểu như sau:
Thứ nhất, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp để luôn nhạy bén, sáng tạo trong tham mưu cho lãnh đạo
Thứ hai, phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, cương lĩnh, kỷ luật của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan.
Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là đạo lý của công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cùng với việc chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cán bộ Văn phòng phải chấp hành nghiêm túc các quy chế, các quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan
Thứ ba, cán bộ Văn phòng phải ra sức học tập, rèn luyện; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác.
Thứ tư, cán bộ văn phòng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, khiêm tốn trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Thứ năm, cán bộ công chức phải luôn rèn luyện để thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không tham nhũng, tiêu cực, không lãng phí; không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân và gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, lợi ích của tập thể và của người khác.
Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật, ví dụ: Quyết định số 2659/QĐ-BTP về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp.
=> Cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp phải đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Với Tổ quốc, cán bộ tư pháp phải trung thành, phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;
- Với nhân dân, cán bộ tư pháp phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân; phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân;
- Với công tác tư pháp, cán bộ tư pháp phải trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, kỷ cương, phụng công, thủ pháp, chí công vô tư;
- Với đồng nghiệp, cán bộ tư pháp phải đoàn kết, thân ái, hợp tác, cùng tiến bộ;
- Với bản thân, phải nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, thượng tôn pháp luật.
3. Đạo đức nghề nghiệp của viên chức
Thông tư số 03/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp tại Điều 2:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học), đồng nghiệp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014.
4. Biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp có thể được thể hiện qua những khía cạnh sau:
– Làm việc có nguyên tắc:
Đây được coi là một trong những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp quan trọng nhất. Khi làm bất cứ công việc gì thì tính nguyên tắc cũng phải được bảo đảm
Làm việc có nguyên tắc là khi làm việc cần có thái độ nghiêm túc với công việc mình đang làm, làm việc đầu tư sự tập trung và làm theo những nguyên tắc, quy định mà công việc đó đòi hỏi để không làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của công việc và ảnh hưởng đến những cá nhân khác.
– Mối quan hệ với đồng nghiệp:
Chúng ta đang sống trong một cộng đồng và sức mạnh tập thể thì luôn lớn hơn sức mạnh của riêng một cá nhân. Đồng nghiệp chính là những người cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó, họ là người sẽ cũng hợp tác, giúp đỡ để giúp chúng ta đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc. Vì vậy chúng ta cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với đông nghiệp, vừa là để tôn trọng họ, vừa để khẳng định giá trị về đạo đức của bản thân và giúp cho tập thể, tổ chức, một công ty trở nên co văn hóa hơn.
– Tính trung thực:
Không chỉ trong công việc nói chung mà kể cả ngoài cuộc sống hàng hàng ngày, đức tính trung thực luôn là đức tính tốt đẹp của con người và được xã hội tôn trọng. Trong công việc, sự trung thực được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như trung thực khi người khác hỏi đến trình độ chuyên môn của mình, trung thực trong lý do không hoàn thành công việc, hoặc trung thực khi vi phạm nội quy, quy chế của tổ chức, cơ quan…
5. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Mỗi một ngành nghề khách nhau có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt, mang tính đặc thù của ngành. Tuy nhiên, chuẩn mực đạo đức cơ bản như sau:
- Độc lập: Phải tự lực cánh sinh, làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình thay vì dựa dẫm và trông chờ vào người khác
- Khách quan và chính trực: Khi đánh giá bản thân, đồng nghiệp hay một công việc nào đó, cần nhìn nhận một cách khách quan, công tâm nhất để đưa ra những nhận xét chính xác và phù hợp nhất
- Năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng: Bản thân phải không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức bản thân nhưng cũng đừng ỷ bản thân có năng lực chuyên môn mà chủ quan hay coi thường công việc
- Tư cách nghề nghiệp: Nói một cách dễ hiểu thì đây chính là tính chuyên nghiệp của một người khi thực hiện công việc
- Tuân thủ các chuẩn mực và quy định: Không được tự làm theo ý mình, hãy làm việc có nguyên tắc, cư xử có chuẩn mực, có cân nhắc theo quy định của tập thể
- Liêm chính: Không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể cũng như làm trái với những gì bản thân nên làm và có thể làm
- Khả năng, sự chuyên nghiệp và tận tâm: Phù hợp với năng lực, làm hết sức mình và tập trung cao độ nhất
- Sự tôn trọng: Cần tôn trọng mọi người xung quanh, có thái độ hòa thuận và luôn biết lắng nghe ý kiến mọi người
- Trung thành: Nếu làm ở tổ chức nào thì nên phục vụ lợi ích cho tổ chức đó, cống hiến hết mình và luôn trung thành.
6. Ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp
Trong một tổ chức, một doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng để phát triển và duy trì hoạt động trong cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp coi trọng yếu tố đạo đức nghề nghiệp là yếu tố hàng đầu trên cả yếu tố về chuyên môn bởi về chuyên môn có thể đào tạo trong một thời gian nhất định, nhưng đạo đức nghề nghiệp cần phải rèn luyện thường xuyên trong suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ nghề nghiệp.
Dưới đây là những ý nghĩa, hiệu quả mang lại khi tuân thủ và đề cao đạo đức nghề nghiệp:
- Tăng hiệu suất công việc cá nhân và hiệu suất chung của tổ chức
- Tăng hiệu quả làm việc nhóm
- Nâng cao uy tín và cải thiện hình ảnh cho doanh nghiệp
- Tạo niềm tin và sự tin tưởng đối với khách hàng, người tiêu dùng và đối tác
- Giảm thiểu các vấn đề pháp lý hay mẫu thuẫn nội bộ
- Dễ dàng trong việc ra quyết định và đưa ra các chiến lược
- Hình thành các cá nhân tích cực và môi trường làm việc lành mạnh
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Đạo đức nghề nghiệp là gì? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Lê Tiến Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024