Quy định mang mặc quân phục trong Quân đội 2024

Quy định mang mặc quân phục trong Quân đội 2024. Quân đội là môi trường kỷ luật, nghiêm khắc, coi trọng tính đồng bộ và đoàn kết với các chế độ sinh hoạt, trang phục được quy định rõ ràng. Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các loại quân phục việt nam, quy định mang mặc quân phục của quân nhân hiện hành, thời gian mặc quân phục giao mùa... Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

1. Các loại quân phục Việt Nam

Trang phục trong quân đội gồm mấy loại?

Quân phục Quân đội Nhân dân Việt nam được chia thành các loại sau:

  • Quân phục dự lễ.
  • Quân phục thường dùng.
  • Quân phục huấn luyện - dã ngoại.
  • Quân phục nghiệp vụ và trang phục công tác.

2. Quy định mang mặc quân phục trong Quân đội

Quy định mang mặc quân phục trong Quân đội được quy định tại Quyết định 32/2005/QĐ-BQP. Tùy từng mục đích sử dụng mà quân nhân sẽ sử sụng những loại trang phục bộ đội khác nhau.

Quân phục dự lễ của sỹ quan, QNCN từ chuẩn úy trở lên được quy định tại điều 4 Quyết định 32, theo đó gồm có quân phục đại lễ, tiểu lễ phục mùa đông và tiểu lễ phục mùa hè mặc trong các ngày lễ, đại hội...

Quân phục thường dung mặc hàng ngày.

Quân phục huấn luyện - dã ngoại được mặc khi đi huấn luyện, dã ngoại.

Quân phục nghiệp vụ và trang phục công tác: một số ban ngành sẽ có trang phục chuyên biệt được mặc khi công tác, làm nhiệm vụ.

3. Quy định mang mặc quân phục dự lễ của sỹ quan, QNCN từ chuẩn úy trở lên

3.1. Đại lễ

  • Dự các lễ kỷ niệm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02; ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 02/9; ngày Chiến thắng 30/4; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
  • Được mặc trong ngày Quốc khánh 02/9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
  • Đội trưởng Đội Danh dự trong lễ đón tiếp sĩ quan trong Tổ Quân kỳ.

- Cách mang mặc:

  • Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng và Bộ đội Biên phòng (sau đây gọi chung là quân chủng) trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu vàng bao quanh quân hiệu; có quai tết mầu vàng.
  • Mặc lễ phục K08 mùa đông đồng bộ theo mầu sắc của từng quân chủng; áo sơ mi mặc trong cổ đứng, dài ly, mầu trắng; ca vát mầu đen; mang cấp hiệu trên vai áo; cúc, sao và gạch cấp hiệu mầu vàng; trên ve cổ áo gắn cành tùng đơn mầu vàng (cấp tướng cành tùng đơn to không có ngôi sao mầu vàng, cấp tá, cấp úy cành tùng đơn nhỏ và một ngôi sao mầu vàng); mang biển tên trên ngực áo bên phải; đeo dải Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái; đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên.
  • Đi giầy da đen thấp cổ có bo ngang, có dây buộc (nữ sĩ quan không có bo ngang; sau đây gọi chung là giầy da đen).

3.2 Tiểu lễ phục mùa đông

Tham khảo chi tiết tại bài viết sau:

Dưới đây là Quy định về mặc Tiểu lễ phục trong Quân đội

 Tiểu lễ mùa đông:

- Mặc trong mùa đông:

+ Dự các lễ do Nhà nước, Bộ Quốc phòng, địa ph­ương và đơn vị tổ chức ngoài các lễ đã quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 4.

+ Dự hội nghị mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng ở đơn vị tổ chức.

+ Đi công tác, học tập ở nước ngoài, Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài. Khi dự các lễ của nước sở tại.

+ Được mặc trong các ngày Tết Nguyên đán.

- Mặc cả hai mùa:

+ Trong lễ đón, tiếp, tiễn các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo nghi thức quân đội.

+ Thành viên trong đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Quân đội đi thăm chính thức các nước.

+ Đại biểu dự đại hội Đảng toàn quân, đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương và đại hội Đảng toàn quốc; dự phiên khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội.

+ Làm nhiệm vụ xét xử trong Hội đồng xét xừ Công tố viên, thư ký tại phiên tòa (không đeo cuống Huân chương, Huy chương, Huy hiệu).

+ Phát thanh viên truyền hình.

+ Thành viên Ban Lễ tang, Ban Tổ chức lễ tang, thành viên các đoàn viếng trong lễ Quốc tang, lễ tang Nhà nước; sĩ quan túc trực và dẫn viếng trong lễ tang cho cán bộ từ Thiếu tá trở lên.

- Cách mang mặc:

  • Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng và Bộ đội Biên phòng (sau đây gọi chung là quân chủng) trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu vàng bao quanh quân hiệu; có quai tết mầu vàng.
  • Mặc lễ phục K08 mùa đông đồng bộ theo mầu sắc của từng quân chủng; áo sơ mi mặc trong cổ đứng, dài ly, mầu trắng; ca vát mầu đen; mang cấp hiệu trên vai áo; cúc, sao và gạch cấp hiệu mầu vàng; trên ve cổ áo gắn cành tùng đơn mầu vàng (cấp tướng cành tùng đơn to không có ngôi sao mầu vàng, cấp tá, cấp úy cành tùng đơn nhỏ và một ngôi sao mầu vàng); mang biển tên trên ngực áo bên phải; đeo cuống Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái; đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên.
  • Đi giầy da đen thấp cổ có bo ngang, có dây buộc (nữ sĩ quan không có bo ngang; sau đây gọi chung là giầy da đen).

3.3. Tiểu lễ phục mùa hè

  • Dự các lễ do đơn vị tổ chức.
  • Dự hội nghị mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng do đơn vị tổ chức.
  • Đi công tác, học tập ở nước ngoài, Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài. Khi dự các lễ của nước sở tại.
  • Được mặc trong ngày Chiến thắng 30/4.

- Cách mang mặc:

  • Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng và Bộ đội Biên phòng (sau đây gọi chung là quân chủng) trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu vàng bao quanh quân hiệu; có quai tết mầu vàng.
  • Đi giầy da đen thấp cổ có bo ngang, có dây buộc (nữ sĩ quan không có bo ngang; sau đây gọi chung là giầy da đen).
  • Mặc lễ phục K82 mùa hè theo mầu sắc của từng quân chủng, mang cấp hiệu trên vai áo; cúc, sao và gạch cấp hiệu mầu vàng; trên ve cổ áo gắn cành tùng đơn mầu vàng (cấp tướng cành tùng đơn to không có ngôi sao mầu vàng, cấp tá, cấp úy cành tùng đơn nhỏ và một ngôi sao mầu vàng); mang biển tên trên ngực áo bên phải; đeo cuống Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái, đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên.

4. Quân phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ

Quân phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ được quy định tại điều 5 Quyết định 32 như sau:

Trường hợp sử dụng:

Mặc có đeo dải Huân chương, Huy chương:

  • Dự lễ kỷ niệm: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02; ngày Quốc khánh 02/9; ngày Chiến thắng 30/4; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Được mặc trong ngày Quốc khánh 02/9; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12.
  • Chiến sĩ bảo vệ Quân kỳ trong tổ Quân kỳ; chiến sĩ danh dự trong lễ đón tiếp ở đơn vị.

Mặc có đeo cuống Huân chương, Huy chương:

  • Dự các lễ do Nhà nước, Bộ Quốc phòng và đơn vị tổ chức ngoài các lễ quy định khi đeo dải Huân chương.
  • Được mặc trong các ngày Tết Nguyên đán.
  • Dự hội nghị mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng do đơn vị tổ chức.

Cách mang mặc

  • Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng, Hải quân đội mũ có dải; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu bạc bao quanh quân hiệu (trường hợp ch­ưa cấp mũ kê pi đội mũ mềm K08, trên mũ gắn quân hiệu nhỏ) .
  • Mặc quân phục K08 theo mầu sắc của từng quân chủng; Hải quân mặc quân phục K08. Nữ quân nhân mặc quân phục K08 mầu xanh lá cây (Hải quân mầu tím than, mùa hè áo mầu trắng).
  • Mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; nam Hải quân mang cấp hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên bả vai áo. Trên ngực áo bên phải in biển tên mầu trắng (quân phục Hải quân mùa hè mầu xanh đen).
  • Mang thắt lưng nhỏ, khóa thắt lưng ở giữa trước bụng.
  • Đeo dải hoặc cuống Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái, đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên (nếu có).
  • Đi giầy vải cao cổ.

5. Quân phục thường dùng của sĩ quan, QNCN

Mùa đông

Cách mang mặc:

  • Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép bao quanh quân hiệu (cấp tướng mầu vàng; cấp tá, cấp úy mầu bạc), có quai tết mầu vàng hoặc đội mũ mềm K03, trên mũ gắn quân hiệu nhỏ.
  • Mặc quân phục K08 mùa đông đồng bộ theo mầu sắc của từng quân chủng; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải.
  • Đi giầy da đen.

Trường hợp sử dụng:

  • Mặc trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
  • Mũ mềm được đội khi mặc quân phục thường dùng ở trong doanh trại; không đội khi sinh hoạt, hội họp tập trung trong nhà không sử dụng khi chào cờ duyệt đội ngũ; cấm sử dụng mũ mềm làm mũ thường phục.

Khi thời tiết giá rét:

Được mặc áo bông chống rét hoặc áo khoác quân sự K08; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải; thắt dây đai áo, khóa đai áo nằm chính giữa trước bụng. Khi hội họp tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất.

Mùa hè

Cách mang mặc:

  • Mặc quân phục K08 mùa hè theo mầu sắc của từng quân chủng. Các quy định khác thực hiện như quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7.

Trường hợp sử dụng:

  • Mặc trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
  • Mũ mềm được đội như quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 7.

6. Quân phục giao mùa

Thời gian mặc quân phục giao mùa được quy định như thế nào?

Quân phục giao mùa thường dùng là kiểu áo sơ mi chít gấu, cổ đứng, dài tay

Cách mang mặc:

  • Mặc quân phục K08, kiểu áo sơ mi chít gấu, cổ đứng, dài tay theo mầu sắc của từng quân chủng. Các quy định khác thực hiện như quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7.

Trường hợp sử dụng:

  • Các đơn vị đóng quân từ Bắc đèo Hải Vân trở ra trong 1 tháng giao thời (trước và sau 15 ngày) giữa 2 mùa nóng và lạnh. Khi hội, họp tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất.
  • Các đơn vị đóng quân từ thành phố Đà Nẵng trở vào căn cứ vào tình hình thời tiết từng nơi chỉ huy cấp sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương và tương đ­ương trở lên được quy định mặc thống nhất trong đơn vị thuộc quyền.

7. Thời gian mặc quân phục theo mùa

Các đơn vị đóng quân từ Bắc đèo Hải Vân trở ra mặc lễ phục và trang phục thường dùng theo mùa, mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau; từ thành phố Đà Nẵng trở vào mặc lễ phục và trang phục thường dùng xuân hè.

Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau, căn cứ vào dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn, nếu nhiệt độ trong ngày quá lạnh thì cán bộ, chiến sĩ mặc trang phục thu đông, ngược lại thì mặc trang phục xuân hè; khi sinh hoạt tập trung phải mặc trang phục thống nhất do thủ trưởng đơn vị quyết định.

Việc mặc lễ phục thu đông không theo mùa và không theo nhiệt độ ngoài trời do ban tổ chức hoặc thủ trưởng đơn vị tổ chức buổi lễ quyết định.

Khi thời tiết thay đổi quá lạnh hoặc quá nóng, thủ trưởng đơn vị sẽ ra quyết định thống nhất về quân phục được mặc. Tuy nhiên, có một thực tế là quyết định lúc nào cũng căn cứ theo thời tiết và sẽ có độ trễ nhất định. Vì vậy, khi thời tiết diễn biến thất thường, nhiều quân nhân vẫn sẽ phải mặc trang phục chưa phù hợp dẫn đến tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh, dù điều này sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Qua điều đơn giản như vậy thôi mà chúng ta có thể nhận thấy được sự hy sinh, khó khăn gian khổ mà mỗi quân nhân phải rèn luyện, vượt qua trong môi trường đặc thù và khắc nghiệt này.

Bài viết trên đây đã gửi đến bạn đọc: Quy định mang mặc quân phục trong Quân đội. Những người đang phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam phải tuân thủ tuyệt đối theo quy định được ban hành. Môi trường quân đội là môi trường kỷ luật. Từ tóc tai đến trang phục, giờ giấc trong quân ngũ đều được quy định rõ ràng và yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm chỉnh. Qua đó tạo nên hình ảnh người bộ đội cụ Hồ với tác phong chuẩn chỉnh và nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần gẫn gũi với nhân dân.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.của Hoatieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
16 29.645
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm