Tiết chào cờ có được tính vào tiết dạy không?

Các tiết học được phân định theo đúng kế hoạch giảng dạy và phù hợp với học sinh. Vậy, Tiết chào cờ có được tính vào tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Chào cờ là gì?

Chào cờ là nghi thức thiêng liêng, thể hiện lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước. Trong những năm qua, các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đã thực hiện và duy trì tốt nghi thức chào cờ, hát Quốc ca vào ngày đầu tuần. Việc làm này thực sự đã phát huy được hiệu quả trong sinh hoạt tư tưởng, chính trị trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân và các em học sinh.

2. Chào cờ đầu tuần có được tính là tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT

Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.

Theo đó, những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, theo quy định  pháp luật thì được giảm 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

Do đó, những tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động như sinh hoạt đầu buổi học, lao động là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện theo nhiệm vụ và thời gian để làm những việc này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm. Như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học sẽ tham gia giảng dạy 20 tiết/tuần (được giảm 3 tiết/tuần). Số tiết giảng dạy vượt quá 20 tiết sẽ được tính thừa giờ để được tính phụ cấp.

Tiết chào cờ có được tính vào tiết dạy không?

3. Có được quy đổi tiết chào cờ?

Quy đổi tiết chào cờ hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về trường hợp này.

Do đó, nếu muốn quy đổi tiết chào cờ bạn có thể xem lại nội quy nhà trường, các văn bản quy định việc giảng dạy chung và bạn cần hỏi nhà trường, Phòng giáo dục và đào tạo để được giải đáp cụ thể và chính xác nhất.

4. Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên

Theo quy định về mức tiết dạy của giáo viên được quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 như sau:

Điều 6. Định mức tiết dạy

Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

2a.7 Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.

Như vậy, tiết dạy của tổ trưởng tổ chuyên môn tiểu học là 23 tiết; tổ trưởng chuyên môn trung học cơ sở là 19 tiết, tổ trưởng chuyên môn trường trung học phổ thông là 17 tiết.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Khi nào giáo viên được tăng lương, Mẫu biên bản thanh tra toàn diện giáo viên từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 2.705
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm