Thời gian nghỉ bù của bác sĩ trực 24 giờ 2025

Đối với mỗi y bác sỹ, việc trực 24 giờ không phải là chuyện gì xa lạ. Và đương nhiên sau mỗi ca trực thì các bác sỹ sẽ được nghỉ bù. Vậy, pháp luật quy định thế nào về việc nghỉ bù của bác sỹ sau ca trực?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan "Thời gian nghỉ bù của bác sĩ trực 24 giờ" theo quy định mới nhất của Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và Quyết định 73/2011/QĐ-TTg.

Thời gian nghỉ bù của bác sĩ trực 24 giờ mới nhất

1. Thời gian làm việc của nhân viên y tế

Thời gian làm việc của nhân viên y tế nói riêng và người lao động nói chung được quy định trong Bộ luật Lao động, cụ thể:

Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ hằng tuần như sau:

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

=> Mỗi tuần người lao động có ít nhất 1 ngày được nghỉ trọn vẹn

2. Quy định nghỉ bù đối với chế độ thường trực ngành y tế 24/24

Điểm c khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định:

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

  • Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
  • Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu bạn trực vào ngày thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần sẽ được nghỉ bù 1 ngày. Quyết định 73/2011/QĐ-TTg không định nghĩa thế nào là nghỉ bù, nhưng nghỉ bù được hiểu là nghỉ ngày nghỉ bù đắp cho thời gian trực 24 giờ liên tục.

Việc nghỉ bù là quyền lợi của bạn khi làm việc 24/24 do đó bệnh viện không thể nói rằng tuần làm việc sau đó của bạn không đủ 40h thì bạn không được nghỉ bù.

3. Cách tính thời gian nghỉ bù của bác sĩ trực 24 giờ

Cách tính thời gian nghỉ bù của bác sĩ trực 24 giờ 

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

Chẳng hạn, ngày nghỉ hàng tuần của bạn diễn ra vào chủ nhật, nếu như bạn trực vào ngày thứ 7 thì ngày chủ nhật vẫn là ngày nghỉ hàng tuần. Bạn có quyền nghỉ thêm vào một ngày khác trong tuần. Đối với trường hợp, bệnh viện yêu cầu bạn đi làm vào ngày nghỉ bù của bạn thì bệnh viện sẽ phải trả lương làm thêm cho bạn.

4. Cách tính lương làm thêm giờ cho bác sỹ trực

Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định cách tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

5. Chế độ phụ cấp thường trực

  • Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

-115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
- 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
- 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
- 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

  • Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
  • Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
  • Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
  • Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
  • Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trên đây Hoatieu.vn đã cung cấp quy định pháp luật về Chế độ nghỉ bù sau trực của bác sỹ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
18 48.601
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm