Ai có quyền ban hành văn bản pháp luật?
Ai có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
Ai có quyền ban hành văn bản pháp luật? Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vậy những cơ quan được ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để nắm được quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản có chứa quy phạm pháp luật và được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Trong đó, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.
Nếu văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cũng không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành | Loại văn bản quy phạm pháp luật | Nội dung |
Quốc hội | Luật, Nghị quyết | - Quốc hội ban hành luật để quy định: + Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước và các cơ quan Nhà nước; + Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp; hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; + Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các loại thuế; + Các hính sách về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường; + Quốc phòng, an ninh quốc gia; + Các chính sách về dân tộc, tôn giáo; + Hàm, cấp nhà nước; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước; + Chính sách cơ bản về đối ngoại; + Trưng cầu ý dân; + Cơ chế bảo vệ Hiến pháp; + Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền. - Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định: + Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; + Thực hiện thí điểm một số chính sách mới; + Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần Luật, Nghị quyết của Quốc hội; + Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; + Đại xá; + Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. |
Ủy ban thường vụ Quốc hội | Pháp lệnh, Nghị quyết | - Những vấn đề Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ được quy định trong Pháp lệnh. - Nghị quyết dùng để quy định: + Giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; + Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần Pháp lệnh, Nghị quyết; + Bãi bỏ Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; + Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; + Quy định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. |
Chủ tịch nước | Lệnh, Quyết định | Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước quy định: - Tổng động viên/động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp; - Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. |
Các cơ quan cùng ban hành: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | Nghị quyết liên tịch | Nghị quyết liên tịch giữa các cơ quan trên để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao hoặc hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. |
Chính phủ | Nghị định | Nghị định của Chính phủ quy định: - Chi tiết điều, khoản, điểm trong các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh đã được thông qua; - Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; - Các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; -Vấn đề cần thiết trong thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện thành Luật hoặc Pháp lệnh. |
Thủ tướng Chính phủ | Quyết định | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định: - Các biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước; - Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa. |
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao | Nghị quyết | Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử. |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Thông tư hoặc Thông tư liên tịch giữa các cơ quan | Thông tư của mỗi cơ quan quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Luật, Nghị quyết. Thông tư liên tịch quy định về việc phối hợp của các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng và phòng, chống tham nhũng. |
Tổng Kiểm toán Nhà nước | Quyết định | Quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán. |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh | Nghị quyết | Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định: - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên; - Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên; - Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh tại địa phương; - Biện pháp đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quyết định | Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định: - Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên; - Biện pháp thi văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; - Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Quy chuẩn về phương tiện phòng cháy, chữa cháy từ ngày 01/4/2024
Biểu mẫu Thông tư số 32/2023/TT-BCA file Doc
Các mốc thời gian thi THPT quốc gia 2024
6 Cách kiểm tra số điện thoại chính chủ đủ các mạng năm 2024
Danh mục chứng chỉ ngoại ngữ miễn thi tốt nghiệp THPT 2024 mới nhất
Quy định về xếp lương giáo viên sau thăng hạng 2024
Đối tượng được miễn, giảm học phí năm học 2024-2025
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Thẻ ATM từ tiếp tục được lưu hành và rút tiền sau 31/12/2021
Tài sản hình thành trong tương lai có phải tài sản bảo đảm?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu
Thi đánh giá năng lực mặc đồ gì?
Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022
Những hành vi nào không bị coi là quấy rối tình dục