Khi nào giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp?
Yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên 2024
Khi nào thì phải đi học để có chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp với giáo viên? Đây là câu hỏi được nhiều giáo viên đặt tra khi vừa qua Bộ GD&ĐT đã ban hành một loạt Thông tư quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Tuy nhiên, việc Bộ giáo dục ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01, 02, 03, 04 năm 2021. Trong có nội dung chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên đã gỡ rối rất nhiều vướng mắc của các thầy cô về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp.
Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên
Theo Thông tư số 08, Bộ GD-ĐT chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.
Khi bổ nhiệm, chuyển xếp chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển chức danh nghề nghiệp thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Bên cạnh đó, để thống nhất với các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở các văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khác và không làm xáo trộn việc đánh giá tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông như quy định trước đây tại các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông (đã được thay thế bởi Thông tư 01-04), tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ GD-ĐT bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng chức danh và chỉ quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
(Đầy đủ) Bộ sách giáo khoa Lớp 6 Cánh Diều online 2024
Cách lấy lại mã đăng nhập thi THPT Quốc gia 2024
Chứng minh nhân dân bị cắt góc có sử dụng được không?
Trọn bộ biểu mẫu Thông tư 22/2023/TT-BCA đầy đủ nhất
3 trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất mới nhất
Chương trình bồi dưỡng kiến thức An ninh quốc phòng 2021