Những điều cần biết về thẻ Căn cước mới áp dụng từ 01/07/2024

Những điều cần biết về thẻ Căn cước theo quy định Luật Căn cước mới nhất - Kể từ ngày 1/7/2024, khi Luật căn cước 2023 có hiệu lực thì sẽ áp dụng mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới. Vậy thẻ Căn cước công dân (CCCD), CMND còn giá trị pháp lý không? Cùng tìm hiểu những quy định mới về thẻ Căn cước mà người dùng CMND, CCCD cần biết tại bài viết sau của HoaTieu.vn. Đây là thông tin quan trọng và rất hữu ích đối với tất cả công dân Việt Nam.

Từ ngày 1/7/2024, song song với việc sửa tên Luật từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước thì Quốc hội cũng thống nhất đổi thẻ CCCD thành thẻ Căn cước. Theo đó có một số điểm mới người dân cần biết về thẻ Căn cước mới như sau:

Những điều cần biết về thẻ Căn cước mới nhất
Những điều cần biết về thẻ Căn cước mới nhất

1. Chính thức đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

Đổi thẻ CCCD thành thẻ Căn cước. Đây là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 quan trọng nhất của Luật Căn cước so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm:

  • Ảnh khuôn mặt;
  • Số định danh cá nhân;
  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Giới tính;
  • Nơi đăng ký khai sinh;
  • Quốc tịch;
  • Nơi cư trú;
  • Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.
Hình ảnh mặt trước thẻ Căn cước mới áp dụng từ 07/7/2024
Hình ảnh mặt trước thẻ Căn cước mới áp dụng từ 07/7/2024
Hình ảnh mặt sau thẻ Căn cước mới áp dụng từ 07/7/2024
Hình ảnh mặt sau thẻ Căn cước mới áp dụng từ 07/7/2024

2. Thẻ Căn cước khác gì thẻ Căn cước công dân?

So với thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước mới có một số thay đổi đáng chú ý như sau:

- Về tên gọi: Đây là sự khác biệt rõ ràng nhất. Thay vì dùng thẻ Căn cước công dân (CCCD) thì từ 01/7/2024, thống nhất sử dụng giấy tờ căn cước là thẻ Căn cước.

Bởi khi nhắc đến thẻ Căn cước công dân là sẽ nghĩ đến một cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ Căn cước thì bên cạnh các thông tin về cá nhân đó thì còn thể hiện nhiều thông tin liên quan đến công dân.

- Về các nội dung in trên thẻ: Thông tin vân tay, đặc điểm nhận dạng trên thẻ Căn cước công dân đã bị bãi bỏ trên thẻ Căn cước. Thay vào đó, các thông tin này sẽ được thể hiện trong bộ phận lưu trữ hay chính là mã QR của thẻ Căn cước.

- Thay đổi một số thông tin: Quê quán đổi thành nơi đăng ký khai sinh để có độ chính xác cao hơn; thay vì thể hiện nơi thường trú thì thẻ Căn cước đã ghi nơi cư trú để thể hiện được trường hợp công dân không có nơi thường trú mà có thể là nơi tạm trú hoặc nơi ở hiện tại.

- Bổ sung thêm thông tin về mống mắt, ADN, giọng nói trong thẻ Căn cước. Đây là những thông tin không có trên thẻ Căn cước công dân.

Bởi mống mắt là một trong các đặc trưng cơ bản của công dân, giúp phân biệt người này với người khác đồng thời giúp cho trường hợp không lấy được vân tay thì vẫn có đặc điểm khác để xác định tính danh của một cá nhân.

3. Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?

Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân cấp trước ngày 01/7/2024 không phải đổi sang thẻ Căn cước mà được sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trong thẻ.

4. Chính thức khai tử Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Với quy định này Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Đồng nghĩa với việc khai tử Chứng minh nhân dân từ ngày năm 2025, thay vào đó, những người này phải làm thủ tục đổi sang thẻ Căn cước theo quy định của Luật Căn cước mới nhất.

Lưu ý: Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Như vậy, có hai thời điểm người dùng Chứng minh nhân dân cần lưu ý:

- Sử dụng hết 30/6/2024: Áp dụng với Chứng minh nhân dân đã hết hạn trong thời gian từ 15/01/2024 - 30/6/2024. Sau đó phải đổi sang thẻ Căn cước

- Sử dụng đến hết 31/12/2024: Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng. Từ 2025, mọi Chứng minh nhân dân đều phải làm thủ tục đổi sang thẻ Căn cước.

5. Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước

Tuy nhiên, theo quy định mới, mọi Chứng minh nhân dân đều phải thực hiện việc đổi sang thẻ Căn cước từ ngày 01/01/2025 tới đây.

Có thể thấy, đây là một trong những thay đổi quan trọng, là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 so với khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân năm 2014.

3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Bên cạnh quy định về thời hạn sử dụng Căn cước công dân đang còn giá trị sử dụng thì khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước cũng có thông tin về giá trị sử dụng của Chứng minh nhân dân. Cụ thể:

- Người dân đang có thẻ Căn cước công dân nếu muốn đổi sang thẻ Căn cước mới thì sẽ được thực hiện thay đổi.

Theo đó, Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế cho Luật Căn cước công dân số 592014/QH13. Bởi vậy:

Để trả lời vấn đề này, Điều 46 Luật Căn cước nêu rõ:

6. CCCD chỉ phải đổi sang thẻ Căn cước nếu có nhu cầu

Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.

Thẻ Căn cước công dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Như vậy, không giống Chứng minh nhân dân chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024, thẻ Căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip thì sang năm 2025 vẫn được sử dụng bình thường nếu thời hạn trên thẻ vẫn còn. Thẻ Căn cước công dân chỉ bị đổi sang thẻ Căn cước nếu người dân có nhu cầu đổi.

(Điều 46 Luật Căn cước 2023)

7. Quy định về độ tuổi cấp thẻ Căn cước

Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam, độ tuổi cấp thẻ căn cước cụ thể như sau:

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

- Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước (đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi) có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.

Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Những điều cần biết về thẻ Căn cước mới áp dụng từ 01/07/2024. Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan trên chuyên mục Phổ biến Pháp luật của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 8.409
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo