Thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định mới
Thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định mới
Từ ngày 20/4, trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân áp dụng quy định do Bộ Công an vừa ban hành. Theo Thông tư 11/2016/TT-BCA của Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 20/4 quy trình cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: Người đến làm thủ tục viết Tờ khai căn cước công dân theo mẫu; Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra thông tin công dân kê khai, nếu chưa đúng hướng dẫn kê khai lại.
Thông tư 07/2016/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân
Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân
Cán bộ tiếp dân sau đó đối chiếu thông tin trong hồ sơ của công dân đến làm thủ tục với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp đủ điều kiện thì thu chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại cho công dân; Thu thẻ căn cước công dân đối với trường hợp đổi thẻ Căn cước; Thu nhận vân tay (trong trường hợp không thu nhận được cả 10 vân tay thì phải mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được). Chụp ảnh chân dung công dân. In phiếu nhận thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên...
Trong trường hợp công dân có điều chỉnh thông tin so với thông tin trong Cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cán bộ phải nhập thông tin về căn cứ, nội dung điều chỉnh và in phiếu điều chỉnh thông tin... Cán bộ thu nhận thông tin ký, ghi rõ họ tên vào phiếu này để lưu căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra. Sau đó cán bộ thu nhận thông tin giao giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước...
Các trường hợp đề nghị cấp, cấp lại thẻ Căn cước cần tra cứu tàng thư căn cước công dân gồm: Chứng minh thư nhân dân bị mất hoặc hư hỏng đến mức không thể xác định được đầy đủ nội dung trên chứng minh; Khi cần xác minh đối chiếu thông tin về công dân trong tàng thư Căn cước theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân:
- Đối với Công an huyện hòa thành việc xử lý, duyệt hồ sơ và chuyển dữ liệu điện tử lên Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong thời hạn 1,5 ngày làm việc đối với thành phố thị xã về trường hợp cấp, đổi lại thẻ Căn cước công dân.
- 5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại thẻ Căn cước công dân. Đối với huyện miền núi vùng cao và biên giới, hải đảo thì thời hạn 10 ngày làm việc.
- Đối với Công an cấp tỉnh, khi dữ liệu điện tử do Công an cấp huyện chuyển lên thì ngay trong ngày đối với trường hợp cấp, đổi và 2 ngày đối với trường hợp cấp lại thì Công an tỉnh phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm Căn cước công dân quốc gia.
- Hồ sơ do Phòng cảnh sát quản lý hành chính tiếp nhận thì thời hạn 2 ngày làm việc phải hoàn thành.
- Tại Cục cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư là 2 ngày làm việc đối với dữ liệu điện tử do Công an tỉnh chuyển lên đối với trường hợp cấp, và 5 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại. Trong khi hồ sơ do Trung tâm Căn cước công dân quốc gia tiếp nhận thì trong thời hạn 4 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân...
Thông tư này thay thế thông tư ngày 13/2/2014 của Bộ Công an quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại Chứng minh dân dân
Làm thẻ Căn cước công dân có mất phí không?
Theo Thông tư 170 quy định mức thu, nộp cấp, đổi thẻ căn cước công dân do Bộ Tài chính ban hành, người từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ không phải nộp phí. Nhà nước không thu phí đổi thẻ đối với người đủ 25, đủ 40 và đủ 60 tuổi.
Người dân khi làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ sẽ phải trả phí. Cụ thể, phí đổi thẻ là 50.000 đồng, cấp lại là 70.000 đồng.
Người dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; biên giới; huyện đảo nộp lệ phí bằng 50% mức thu quy định. Trường hợp là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo không phải nộp lệ phí đổi thẻ căn cước công dân.
Với công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa cũng thuộc trường hợp được miễn phí khi đổi, cấp lại thẻ căn cước.
.
Phải đính chính nhiều loại giấy tờ khi đổi sang thẻ căn cước?
Theo Luật Căn cước công dân 2014, khi đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân, các giấy tờ pháp lý được cấp, sử dụng gắn liền với chứng minh nhân dân còn nguyên hiệu lực.
Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định, thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 38, chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 1/1/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định, khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.
Như vậy, không có quy định (luật không bắt buộc) khi đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân thì các giấy tờ khác có sử dụng thông tin từ giấy chứng minh nhân dân phải sửa đổi, chuyển sang thông tin tương ứng trên thẻ căn cước công dân. Nghĩa là khi đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước, các giấy tờ pháp lý được cấp, sử dụng gắn liền với chứng minh nhân dân vẫn còn nguyên hiệu lực.
Việc có chuyển đổi thông tin trên các giấy tờ đó cho trùng khớp, tương ứng với thông tin trên thẻ Căn cước công dân hay không là quyền lựa chọn và tự quyết định của người đứng tên trên các giấy tờ đó.
Hiện nay, theo Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 4/3/2016 của Bộ Công an, khi làm thủ tục đổi từ giấy chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân, nếu chứng minh nhân dân còn rõ nét thì đều được cắt góc (phía trên, bên phải) và được trả lại cho người làm thủ tục.
Ngoài ra, nếu có yêu cầu, người làm thủ tục còn được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Do đó, công dân đã đổi từ giấy chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân vẫn có thể sử dụng chứng minh nhân dân cũ đã bị cắt góc hoặc/và Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân để chứng minh thông tin chứng minh nhân dân trên các giấy tờ mà không bắt buộc phải sửa đổi thông tin theo thẻ Căn cước công dân.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định mới
202 KB 21/03/2016 8:45:00 SATải Thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định mới định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Vì sao nói nhà nước ta là nhà nước của dân và vì dân?
-
Những người được nghỉ hưu sớm từ 1/7/2025
-
Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
-
Cặp đôi đồng tính có được nhận con nuôi không?
-
Thủ tục đăng kiểm xe ô tô kèm biểu lệ phí mới nhất 2025
-
Các trường hợp được xác định là trẻ em bị xâm hại tình dục
-
Cách mạng có viết hoa không?
-
Mức tiền thưởng các danh hiệu thi đua của giáo viên năm 2025
-
Quy tắc chính tả i và y
-
Đậu nguyện vọng 1 nhưng muốn học nguyện vọng 2 năm 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27