Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Thông tư 11/2016/TT-BCA - Quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Thông tư 11/2016/TT-BCA về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ Công an ban hành. Thông tư này quy định về nguyên tắc, trình tự thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Theo đó, công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân sẽ được tạo điều kiện thuận lợi nhất, bảo đảm khách quan, nhanh chóng, kịp thời.

Thông tư 61/2015/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước công dân

Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân

Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

BỘ CÔNG AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2016/TT-BCAHà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Căn cứ Luật căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật căn cước công dân;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nguyên tắc, trình tự thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cán bộ làm công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

2. Công an các đơn vị, địa phương.

3. Tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Tuân thủ quy định của Luật căn cước công dân, quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, bảo đảm khách quan, nhanh chóng, kịp thời.

3. Cán bộ làm công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc hướng dẫn, trả lời công dân hoặc các đề xuất của mình.

Chương II

TRÌNH TỰ CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ

1. Khi tiếp công dân đến làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai căn cước công dân theo mẫu; kiểm tra thông tin công dân kê khai trong Tờ khai căn cước công dân, các giấy tờ, tài liệu liên quan và tập hợp thành hồ sơ. Trường hợp công dân kê khai đúng quy định thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp công dân kê khai không đúng quy định thì hướng dẫn công dân kê khai lại Tờ khai căn cước công dân.

2. Cán bộ tiếp công dân đối chiếu thông tin trong hồ sơ của công dân đến làm thủ tục với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và giải quyết như sau:

a) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung. Khi đã bổ sung đầy đủ thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

c) Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.

d) Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để đối chiếu. Sau khi đối chiếu thấy chính xác thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

đ) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý theo quy định.

Điều 5. Thu nhận thông tin

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin thực hiện như sau:

1. Thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại cho công dân (nếu có); thu thẻ Căn cước công dân đối với trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân.

2. Nhập thông tin về loại cấp thẻ Căn cước công dân (cấp, đổi, cấp lại), thông tin nhân thân, đặc điểm nhận dạng của công dân.

3. Thu nhận vân tay của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.

Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

4. Chụp ảnh chân dung của công dân.

5. In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.

Trường hợp công dân có điều chỉnh thông tin so với thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trước đây hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì phải nhập thông tin về căn cứ, nội dung điều chỉnh và in Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. Cán bộ thu nhận thông tin ký, ghi rõ họ tên vào Phiếu này và lưu vào hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

6. Thu lệ phí đối với trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định.

7. Giao giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân.

8. Cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin cuối ca hoặc cuối buổi tiếp dân, bàn giao hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho cán bộ phân loại hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu tàng thư căn cước công dân

1. Các trường hợp cần tra cứu gồm:

a) Chứng minh nhân dân bị mất hoặc hư hỏng đến mức không thể xác định được đầy đủ nội dung các thông tin trên Chứng minh nhân dân;

b) Khi cần xác minh, đối chiếu thông tin về công dân trong tàng thư căn cước công dân theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Hồ sơ tra cứu gồm: Phiếu giao nhận hồ sơ, Tờ khai căn cước công dân. Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.

3. Duyệt hồ sơ cần tra cứu:

a) Tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện):

  • Trường hợp cần tra cứu tàng thư trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt hồ sơ cần tra cứu và gửi Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.
  • Trường hợp cần tra cứu tàng thư ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.

b) Tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội:

  • Trường hợp cần tra cứu tàng thư trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng Đội Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) và giấy tờ đi lại khác hoặc Đội trưởng Đội cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) và giấy tờ đi lại khác (sau đây gọi chung là Đội trưởng Đội căn cước công dân) chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.
  • Trường hợp cần tra cứu tàng thư ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chuyển hồ sơ cần tra cứu đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) nơi cần tra cứu.
Đánh giá bài viết
1 950
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi