Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Tải về

Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành. Quy chế này quy định về công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và quản lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát; kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định 40/QĐ-BGDĐT về quy chế phối hợp thanh tra giải quyết khiếu nại

Thông tư 03/2016/TT-BTTTT quy định về tiếp công dân, xử lỷ và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 51/QĐ-VKSTC-V12Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Quyết định này.

Quyết định này thay thế các văn bản sau:

  • Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát;
  • Quyết định số 487/QĐ-VKSTC-V7 ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
  • Lãnh đạo VKSNDTC;
  • Như Điều 3;
  • Lưu: VT, V12.
Nguyễn Thị Thủy Khiêm


QUY CHẾ
TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và quản lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát; kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền.

Việc tiếp nhận, xử lý, quản lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Viện kiểm sát; giải quyết đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

2. Quy chế này được áp dụng đối với Viện kiểm sát các cấp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn bao gồm: khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.

2. Đơn thuộc thẩm quyền bao gồm: đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát.

3. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh, đề nghị, yêu cầu mà theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.

4. Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết là khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác, nhưng theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.

5. Điều kiện thụ lý đơn là những điều kiện mà pháp luật quy định người gửi đơn phải đáp ứng đầy đủ thì đơn mới được thụ lý.

6. Xử lý đơn là những việc làm cụ thể của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát các cấp đối với những đơn đã được tiếp nhận, bao gồm những việc sau: phân loại đơn; chuyển đơn đến các đơn vị cùng cấp có trách nhiệm trong trường hợp đơn thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền (đồng thời báo tin cho người gửi đơn) hoặc hướng dẫn người gửi đơn trong trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; hướng dẫn hoặc thông báo cho người gửi đơn trong trường hợp đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.

7. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp bao gồm: khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam và khiếu nại trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

8. Văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo là văn bản do Viện kiểm sát ban hành khi kết thúc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo; thông báo kết quả giải quyết tố cáo; các văn bản xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN

Điều 3. Quy định chung về tiếp công dân

1. Việc tiếp công dân của Viện kiểm sát các cấp phải tuân thủ các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.

2. Nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát bao gồm địa điểm tiếp công dân tại Trụ sở Viện kiểm sát và nơi làm việc khác do Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp công dân quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm:

a. Bố trí địa điểm tiếp công dân ở vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Địa điểm tiếp công dân phải có biển hiệu, niêm yết nội quy và lịch tiếp công dân.

b. Phân công người tiếp công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này.

4. Việc tiếp công dân phải được tiến hành công khai, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện tại nơi tiếp công dân; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; không được tiếp công dân ngoài nơi quy định.

5. Người tiếp công dân phải mặc trang phục Ngành đúng quy định; không hứa hẹn hoặc thông báo cho công dân nội dung hoặc kết quả giải quyết chưa được kết luận chính thức bằng văn bản; việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan phải cấp giấy biên nhận.

6. Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân.

Đánh giá bài viết
1 3.722
Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm