Luật dân quân tự vệ số 43/2009/QH12

Tải về

Luật dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 - Luật dân quân tự vệ mới nhất

Luật dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 quy định về nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của dân quân tự vệ; chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và trách nhiệm quản lý nhà nước về dân quân tự vệ. Nội dung chi tiết của Luật dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 mời các bạn tham khảo. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13

Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 số 75/2015/QH13

Luật Công đoàn 2012

QUỐC HỘI
_________


Luật số: 43/2009/QH12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2009

LUẬT
DÂN QUÂN TỰ VỆ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật dân quân tự vệ,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ; tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của dân quân tự vệ; chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và trách nhiệm quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú và hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ.

Điều 3. Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Điều 4. Thành phần của dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.

2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:

a) Dân quân tự vệ cơ động;

b) Dân quân tự vệ tại chỗ;

c) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dân quân tự vệ nòng cốt là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, được tuyển chọn vào phục vụ có thời hạn trong các đơn vị dân quân tự vệ.

2. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng thuộc dân quân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

3. Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động.

4. Dân quân tự vệ biển là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam.

5. Dân quân tự vệ thường trực là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

6. Dân quân tự vệ rộng rãi là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng và huy động khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

7. Mở rộng lực lượng dân quân tự vệ là biện pháp tăng cường biên chế, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ

1. Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý, điều hành của Chính phủ mà trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp; sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ huy trực tiếp của chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương.

2. Tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

3. Tổ chức, biên chế của dân quân tự vệ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của đơn vị sản xuất, công tác; bảo đảm thuận tiện cho chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Điều 7. Giám sát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ

1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng lực lượng dân quân tự vệ; giám sát hoạt động của dân quân tự vệ.

Đánh giá bài viết
16 62.183
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm