Phân biệt quyền con người và quyền công dân
Phân biệt quyền con người và quyền công dân. Quyền con người và quyền công dân là những quyền cơ bản, quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên 2 quyền này thường xuyên bị nhầm lẫn và cho rằng đều cùng là một. Hãy cùng Hoatieu.vn phân biệt 2 quyền này.
Quyền con người và quyền công dân khác nhau thế nào?
1. Quyền con người là gì?
Quyền con người được hiểu thế nào?
Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Quyền con người có từ lúc con người được sinh ra, đây là những gì vốn có của con người.
Ví dụ: Quyền sống, Quyền được tự do bình đẳng, quyền không bị phân biệt đối xử, không bị là nô lệ, không bị tra tấn, quyền được xét xử, quyền được pháp luật bảo vệ, không bị giam giữ bất công, quyền luôn được vô tội khi có minh chứng là có tội, quyền riêng tư, quyền tự do đi lại, quyền có quốc tịch, quyền về hôn nhân và gia đình, quyền sở hữu cá nhân, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, quyền tụ họp nơi công công, quyền lao động, quyền nghỉ ngơi, quyền dân chủ, quyền tụ họp, quyền được giáo dục, ….
2. Quyền công dân là gì?
Có nhiều định nghĩa về quyền công dân (citizen’s right), tuy vậy, theo một nghĩa khái quát nhất, có thể hiểu quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình.
Ví dụ: Quyền bầu cử, ứng cử, Quyền tự do đi lại, quyền được cư trú, quyền được tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền bí mật thư tín điện thoại điện tín , quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,…
3. Phân biệt quyền con người và quyền công dân
Giống nhau:
- Quyền con người và quyền công dân đều là những quyền cơ bản, quan trọng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
- Quyền con người và quyền công dân đều là những quyền lợi mà mọi người được hưởng, được pháp luật bản vệ (trừ những người không có quốc tịch). Tuy nhiên, quyền công dân có nghĩa hẹp hơn quyền con người. Mọi quyền công dân đều là quyền con người được chính phủ, nhà nước của một quốc gia áp dụng, bảo vệ, như: quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền tự do ngôn luận, quyền được học tập, quyền tự do kinh doanh, quyền có nhà ở...
- Sự quản lý của nhà nước không có nghĩa là hạn chế quyền con người mà nhà nước có vai trò hoàn thiện quy định pháp luật, phát triển và bảo vệ quyền công dân. Một cá nhân (ngoại trừ người không có quốc tịch) đều được hưởng quyền công dân và quyền con người của quốc gia mà họ mang quốc tịch (đăng ký quốc tịch).
Khác nhau:
Quyền con người | Quyền công dân | |
Khái niệm | Theo Liên hợp quốc, quyền con người được hiểu là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được bảo đảm thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người. Nhìn chung quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. | Quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch của nước mình |
Lịch sử | Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn | Từ cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16) |
Văn bản ghi nhận |
| Hiến pháp, luật và các đạo luật quốc gia. |
Bản chất | Tự nhiên, vốn có, không do chủ thể nào ban phát. | Được Nhà nước xác định bằng các quy định pháp luật. |
Phạm vi | Rộng hơn | Hẹp hơn bởi quyền công dân chỉ là những quyền con người được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho riêng công dân của mình |
Đặc điểm | Áp dụng toàn cầu; đồng nhất trong mọi hoàn cảnh; không thay đổi theo thời gian | Áp dụng trong lãnh thổ quốc gia; không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia; có thể bị thay đổi theo thời gian |
Chủ thể có quyền | Mọi thành viên của nhân loại, bất kể dân tộc, chủng tộc, thành phần xuất thân, tôn giáo, tư tưởng, giới tính, độ tuổi,… | Chỉ những người có quốc tịch của một quốc gia |
Chủ thể đảm bảo | Các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân... đều có trách nhiệm | Các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân… cũng có trách nhiệm |
Cơ chế đảm bảo | Các diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực | Toà án và một số cơ chế tài phán khác ở mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, các cơ chế quốc tế được áp dụng như là giải pháp tiếp nối. |
Có thể thấy những quyền của con người được cụ thể hoá bằng quyền công dân trong từng nước. Những quyền của con người là nền tảng để xây dựng pháp luật dành cho con người. Những quy định pháp luật ấy chính là để đảm bảo quyền công bằng, bình đẳng và bảo vệ những quyền khác của con người.
Vì thế quyền công dân mỗi nước sẽ khác nhau về quy định nhưng phải đảm bảo quyền con người của mỗi công dân không được xâm phạm. Những quyền con người được những văn bản pháp lý quốc tế công nhận và đảm bảo thực hiện. Những nơi có sự bất công hoặc xâm phạm quyền con người thì sẽ bị các nước trên thế giới lên án và ngăn chặn.
4. Quyền của công dân Việt Nam
Bên cạnh quyền con người, mọi công dân mang quốc tịch Việt Nam sẽ được đảm bảo quyền công dân quy định trong Hiến pháp 2013 trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân. Hiện nay, người dân đã và đang được thụ hưởng quyền con người trên mọi lĩnh vực theo tinh thần các công ước quốc tế, phù hợp với thực tiễn của đất nước.
Ở Việt Nam, mục tiêu nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là không ngừng nỗ lực có sự đổi mới về chính sách, cách quản lý để người dân được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Với Hiến pháp năm 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng về quyền con người Việt Nam như sau:
- Quyền được sống
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
- Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, được bảo vệ danh dự, uy tín
- Quyền có nơi ở hợp pháp, bất khả xâm phạm về nơi ở
- Quyền tự do đi lại, cư trú
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
- Quyền được bình đẳng về giới tính
- Các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi trưng cầu dân ý
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
- Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội
- Quyền được làm việc
- Một số quyền khác của công dân Việt Nam
+ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
+ Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
+ Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
+ Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
+ Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường…
Trên đây, Hoatieu.vn đã Phân biệt quyền con người và quyền công dân. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo
- Giải thể và phá sản khác nhau như thế nào?
- Căn cước công dân sai năm sinh
- Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?
- Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
- Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
- Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27