Quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 2025
Đạo đức nghề nghiệp ít được người ta đề cập đến. Tuy nhiên, nó là một phần quan trọng trong quá trình giảng dạy, chăm sóc các em học sinh. Vậy quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 2025 như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn.
Phẩm chất đạo đức của giáo viên mầm non 2025
Để trở thành giáo viên mầm non giảng dạy tại các cơ sở công lập pháp luật, đòi hỏi các yêu cầu nhất định về trình độ chuyện môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo. Tuy nhiên không chỉ có vậy, giáo viên mầm non còn cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về phẩm chất và đạo đức, để có thể tạo nên một môi trường giảng dạy an toàn, gần gũi đối với các em học sinh.
1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?
Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực mà đối với mỗi giáo viên nào khi tiến hành giảng dạy và ngồi trên bục giảng đều phải có. Nó là những thứ gắn chặt với quá trình chăm sóc, giảng dạy, giáo dục đời sống cho các em học sinh. Có tâm, có tầm và luôn công bằng cũng như hết mình với sự nghiệp dạy học là đạo đức nghề nghiệp mà giáo viên cần có và phát huy.
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 2025
- Mời bạn xem thêm: Bài thu hoạch đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Hiện nay, các quy định về phẩm chất đạo đức của giáo viên mầm non, đạo đức nhà giáo mầm non hay đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non đều được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. Theo đó, giáo viên mầm non phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp cụ thể như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Như vậy, theo quy định thì giáo viên mầm non cần có đủ 4 tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp chuẩn theo quy định pháp luật. Không chỉ có vậy, các thầy cô giáo cũng cần tuân thủ thêm các tiêu chí khác (nếu có) được quy định riêng tại mỗi trường học nơi mình đang giảng dạy.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Để các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở cấp học Mầm non nắm rõ hơn được những quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, Hoatieu.vn xin tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non như sau:
- Đạo đức nhà giáo (Chương 2 Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT).
- Tiêu chuẩn của nhà giáo (Luật Giáo dục năm 2019).
- Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non (Điều 1 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT).
Ngoài ra, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng được quy định lần lượt tại các Điều 2, 3, 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
4. Vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non
Giáo dục mầm non là bước khởi đầu rất quan trọng để trẻ hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy, hoạt động lao động sư phạm của Giáo viên mầm non mang tính đặc thù so với lao động của giáo viên các bậc học khác. Trong hoạt động đó, nhân tố nền tảng chi phối hoạt động sư phạm của Giáo viên mầm non là đạo đức người thầy. Chính đặc thù này đã tạo nên sự khác biệt giữa Đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non với Đạo đức nghề nghiệp các ngành khác.
Giáo viên mầm non phải hết mực quý trẻ, thiết tha với nghề. Đây là tố chất cơ bản nhất trong đạo đức nghề nghiệp của Giáo viên mầm non.
Thực tế, nghề Giáo viên mầm non là một nghề vất vả, đặc thù,nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, tận tâm, cẩn thận trong quá trình chăm sóc, GD trẻ MN. Giáo viên mầm non phải thường xuyên uốn nắn, sửa chữa cho trẻ từng động tác, hành vi, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho trẻ. Công việc trên lớp chiếm phần lớn thời gian trên lớp; ngoài giờ dạy trên lớp, họ còn phải làm đồ dùng dạy học trực quan, soạn giáo án, hồ sơ chuẩn bị cho buổi dạy sau.
Chỉ có yêu trẻ, yêu nghề, GVMN mới gắn bó được với công việc khó khăn, gian khổ này.
Đạo đức nghề nghiệp là mục tiêu, động lực để giáo viên mầm non vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện chiến lược “trồng người” trong giáo dục mầm non.
Đạo đức nghề nghiệp có tác dụng giáo dục, nêu gương, xây dựng các giá trị đạo đức mới cho giáo viên mầm non. Để hình thành được Đạo đức nghề nghiệp thì đối với mỗi Giáo viên mầm non phải trải qua một cuộc chiến “khổng lồ”, phải thường xuyên suốt đời, kiên trì, bền bỉ rèn luyện cho mình các phẩm chất đạo đức nhà giáo, không được chủ quan, tự mãn, bằng lòng với kết quả mà mình đã đạt được.
Vì có vai trò quan trọng là vậy nên mỗi giáo viên mầm non luôn phải trau dồi cả "đức" lẫn "tài" trên con đường sự nghiệp nhà giáo cao cả của mình.
5. Tác phong sư phạm của giáo viên mầm non
Theo quy định tại Điều 5 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT thì Tiêu chuẩn lối sống, tác phong của nhà giáo được quy định cụ thể như sau:
- Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
- Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.
- Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về quy định đạo đức của giáo viên mầm non 2025. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Sunset
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Cách tính lương giáo viên THCS 2025
Lương giáo viên 2024
Điều lệ Trường tiểu học mới nhất 2025
Chế độ phụ cấp cho giáo viên công tác Đoàn 2025
Bảng lương theo trình độ đào tạo của giáo viên năm 2025
Giáo viên đánh bạc có bị buộc thôi việc không?
Bảng lương giáo viên Tiểu học từ 01/7/2024
Khung năng lực vị trí việc làm trường tiểu học 2025
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân online ở Hà Nội
Kết hôn là gì? Kết hôn giả tạo là gì?
Cha mẹ không có di chúc, tài sản phải chia đều cho các con?
Xử lý hành vi bạo lực gia đình 2025 như thế nào?
Điều kiện để không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ, chồng
Đăng kí kết hôn ở nơi tạm trú có được không 2025?