Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?

Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền gì? Công dân có những quyền mua, bán, tặng, cho tài sản của mình. Vậy những hành động này thuộc quyền nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?

Pháp luật bảo vệ quyền tài sản của mỗi cá nhân. Tài sản của cá nhân, tổ chức đều được xác lập quyền của họ đối với tài sản của chính mình sở hữu. Khi đã sở hữu tài sản của mình, chủ sở hữu hoàn toàn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với tài sản đó, được toàn quyền quyết định và sử dụng tài sản của mình. Không ai có quyền xâm phạm tài sản đó, đối với các trường hợp làm thiệt hại đến tài sản thì chủ sỡ hữu có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải đền bù. Bồi thường thiệt hại có thể là bồi thường bằng tiền mặt hoặc bằng vật do 2 bên thỏa thuận.

Câu hỏi trắc nghiệm dưới đây giúp cho bạn đọc hình dung rõ hơn cách hiểu của cụm từ: quyền định đoạt, khai thác, chiếm hữu và tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là:.......

A. quyền định đoạt.

B. quyền khai thác.

C. quyền chiếm hữu.

D. quyền tranh chấp

Đáp án đúng là A. Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền định đoạt.

Lý do chọn đáp án này: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho, ở đây không có dữ kiện gì nói về có sự tranh chấp tài sản giữa các bên. Việc mua bán, tặng, cho, ở tài sản cũng không có liên quan đến nội dung khai thác hay chiếm hữu. Do vậy, đáp án A là phù hợp nhất: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là quyền định đoạt. Bởi vì trong quyền sở hữu của của chủ thể thì khi họ thực hiện việc mua bán, tặng hoặc cho một người khác chính là đang định đoạt đối với tài sản của họ.

Cụ thể định nghĩa, khái niệm các quyền trên sẽ được giải thích chi tiết dưới đây.

2. Quyền định đoạt là gì?

Quyền định đoạt là gì?

Quyền định đoạt là một nội dung của quyền sở hữu tài sản. Quyền định đoạt được định nghĩa theo điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) như sau:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Ví dụ như anh B có một chiếc xe máy và anh B tặng chiếc xe máy này cho chị T theo ý chí của anh. Khi anh B thực hiện việc tặng tài sản của mình cho người khác là đang định đoạt tài sản của mình thuộc về ai.

Quyền định đoạt bao gồm quyền định đoạt của chủ sở hữu và quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu.

Chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình, tuy nhiên nếu tài sản đó là tài sản đặc biệt như tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa thì quyền định đoạt trong trường hợp này sẽ bị hạn chế. Nhà nước sẽ có quyền ưu tiên mua lại tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa. Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật dân sự 2015, quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt

1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.

2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

3. Quyền chiếm hữu bao gồm?

Quyền chiếm hữu chính là quyền chi phối tài sản của người sở hữu tài sản. Cũng giống như quyền định đoạt, quyền chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu, bao gồm:

  • Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

  • Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của BLDS.

  • Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của BLDS.

Ví dụ dễ hiểu là anh B sở hữu một căn nhà, nhưng do ngôi nhà đã xuống cấp nên anh B đã thực hiện thay đổi, sửa sang lại căn nhà. Khi đó anh B đã thực hiện chiếm hữu đối với tài sản của mình, chi phối ngôi nhà theo ý chi của mình.

4. Quyền khai thác là gì?

Quyền khai thác trong quy định của pháp luật gọi là quyền sử dụng. Quyền sử dụng là quyền của cá nhân có thể là chủ sở hữu hoặc không phải là chủ sở hữu được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Trong đó hoa lợi là những sản phẩm tự nhiên mà tài sản đem lại (như quả trên mảnh đất sở hữu). Lợi tức là khoản thu được việc khai thác tài sản (như việc cho thuê tài sản)

Quyền khai thác tài sản được dễ thấy trong cuộc sống, nghĩa là chủ sở hữu sẽ được hưởng công dụng, lợi tức, hoa lợi từ tài sản của họ. Ví dụ Chị T có một mảnh đất gần trung tâm thị trấn, chị T thực hiện việc cho chị K thuê mảnh đất để chị K kinh doanh. Khoản tiền hằng tháng mà chị T thu được chính là lợi tức của mảnh đất chị sở hữu.

Đối với cá nhân là chủ sở hữu tài sản thì đương nhiên có quyền sử dụng. Trong một số trường hợp ngoài thực tiễn, chủ sở hữu tài sản đó cho phép người khác có quyền sử dụng chính tài sản của mình trong một thời gian nhất định hoặc thời gian lâu dài, tuy nhiên người này chỉ được quyền sử dụng tài sản đó mà không có quyền định đoạt bất cứ quyền nào liên quan.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền sử dụng của cá nhân đối với tài sản của mình tại Điều 189 như sau:

Điều 189: Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

5. Quyền tranh chấp là gì?

Pháp luật quy định chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản. Để ngăn chặn những hành vi của người khác gây thiệt hại tới tài sản của mình, pháp luật trao cho chủ sở hữu quyền đòi lại tài sản và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 166 và Điều 170 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

Khi có bất cứ hành vi nào được cho là xâm phạm tới tài sản trái pháp luật hay xảy ra tranh chấp tài sản, chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ người khác chiếm hữu. Tuy nhiên chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó. Nếu hành vi xâm phạm gây ra thiệt hại về giá trị của tài sản và các giá trị khác phát sinh từ tài sản thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản của mình.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là? Việc nắm rõ nội dung các quyền có ý nghĩa quan trọng với mỗi công dân. Mỗi công dân đều có những quyền của mình được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các bạn phải biết quyền của mình là gì, nội dung những quyền của mình để tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân và không làm những hành vi vượt quá quyền của mình hay xâm phạm các quyền của người khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên mục Dân sự trong chuyên mục Hỏi đáp pháp luật tại HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 2.121
0 Bình luận
Sắp xếp theo