Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?

Việc cha mẹ cho con cái thừa kế đất đai là một chuyện rất thường tình trong nhiều gia đình. Cha mẹ cho con cái thừa kế là thực quyền gì trong tài sản? Bạn có biết việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? 

1. Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?

A. Quyền sử dụng.

B. Quyền định đoạt.

C. Quyền chiếm hữu.

D. Quyền tranh chấp.

=> Đáp án phù hợp nhất là B: quyền định đoạt. Quyền định đoạt tài sản của mình chính là quyền quan trọng của người sở hữu đối với tài sản đó của mình. Vi thế khi ông A trao cho con gái phần tài sản đó của mình sau khi mất đi là ông đang thực hiện quyền định đoạt với tài sản đó.

Những đáp án còn lại là sai vì:

Một là, đây là vấn đề thừa kế di sản, không có tranh chấp nên đáp án D không phù hợp

Hai là, theo quy định tại điều 189 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Vấn đề đặt ra ở đây là quyền để lại di sản, không thuộc các hành vi như: khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức => Đáp án A không phù hợp

Ba là, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý => Người dân không có quyền chiếm hữu đối với đất đai => Đáp án C không phù hợp

2. Quyền cho thừa kế đất

Quyền cho thừa kế đất

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

=> Ông A có quyền thực hiện việc để lại thừa kế mảnh đất mình đứng tên cho con gái

Cũng từ quy định này, chúng ta rút ra được việc để lại di chúc trên là đang thực hiện quyền định đoạt của ông A. Bởi quyền sử dụng đất được pháp luật dân sự quy định là tài sản.

Con gái ông A muốn nhận thừa kế phải đáp ứng được các điều kiện về người thừa kế tại điều 613 BLDS 2015 như sau:

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Khi con gái ông A nhận thừa kế miếng đất thì phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ tài sản đối với miếng đất đó: nộp thuế sử dụng đất.

3. Quyền định đoạt là gì?

Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa quyền định đoạt như sau:

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Trong một số trường hợp, quyền định đoạt có thể bị hạn chế. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.  Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó.

Ngoài quyền định đoạt với tài sản thì chủ sở hữu tài sản còn có quyền chiếm hữu và quyền sử sử dụng tài sản.

  • Quyền chiếm hữu là quyền mà chủ sở hữu có thể chi phối đối với tài sản của mình nhưng vẫn không được trái pháp luật. Ví dụ như chị T có một chiếc xe máy nên chị có quyền thay đổi một số thiết kế về màu xe nhưng khi thay đổi phải đăng ký lại màu xe mới theo quy định pháp luật khi cần thiết.
  • Còn quyền sử dụng là quyền mà chủ sở hữu được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó của mình hoặc chuyển giao cho người khác theo thoả thuận. Ví dụ như anh A có một mảnh đất và đang trồng cây ăn quả nên anh A được hưởng hoa lợi từ việc trồng cây hoặc cho một người khác theo ý chí của anh.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 9.679
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi