Học sinh đánh nhau lột quần áo bị xử lý gì 2024?
Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp video các nữ sinh đánh nhau lột đồ. Vậy mức xử phạt phía sau hành vi khủng khiếp này là gì?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin làm rõ vấn đề "Học sinh đánh nhau lột quần áo bị xử lý gì?" theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về hình thức kỷ luật học sinh THCS, THPT.
Xử lý học sinh đánh nhau lột quần áo
1. Học sinh đánh nhau lột quần áo bị xử lý gì?
Hành vi đánh nhau lột quần áo dường như là "biểu tượng" của những nữ sinh trong thời gian gần đây khiến thầy cô và các bậc phụ huynh đau đầu trong việc xử lý nữ sinh đánh nhau.
Hành vi trên nếu thỏa mãn mô tả và định lượng trong bộ luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo độ tuổi
- Hành vi đánh nhau lột đồ này có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích quy định tại điều 134 BLHS 2015, cụ thể:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Hoặc cấu thành tội làm nhục người khác tại điều 155 BLHS 2015, cụ thể:
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Tuy nhiên, học sinh là những người dưới 18 tuổi, do đó phải tuân thủ quy định của bộ luật hình sự liên quan người dưới 18 tuổi tại chương XII BLHS 2015 với nguyên tắc chủ đạo: "Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội."
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
=> Vì vậy chỉ áp dụng hình phạt tù với người dưới 18 tuổi khi các biện pháp giám sát, giáo dục không có hiệu quả, không có tính răn đe.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng này cũng phải xem xét điều 12 BLHS 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (14 -16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi)
- Hành vi này nếu có dấu hiệu tội phạm nhưng không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng cũng phải tuân theo các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính người dưới 18 tuổi tại điều 134 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong đó có các nguyên tắc sau:
- Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
- Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay
2. Đánh nhau lột quần áo có bị đuổi học?
Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định có các hình thức kỷ luật sau đối với học sinh cấp 2,3:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hành vi đánh nhau lột quần áo chỉ xảy ra ở độ tuổi học sinh cấp 2, 3. Đánh nhau lột quần áo sẽ không bị đuổi học. Điều này phù hợp với tinh thần dự thảo của Bộ Giáo dục: bỏ hình thức kỷ luật "đuổi học một tuần lễ; đuổi học 01 năm" và thay vào đó là áp dụng hình thức "tạm dừng học tập trên lớp".
3. Đình chỉ học khi nào?
Đình chỉ học là hình thức kỷ luật "Tạm dừng học ở trường có thời hạn". Học sinh bị áp dụng hình thức kỷ luật này
Đình chỉ học là hình thức kỷ luật cao nhất nên học sinh sẽ chỉ bị áp dụng hình thức này khi vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, nội quy của nhà trường và áp dụng các hình thức kỷ luật khác không hiệu quả
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn quy định pháp luật về Xử lý học sinh đánh nhau lột quần áo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hình sự
Buôn rượu lậu, rượu giả 2021 bị xử lý như thế nào?
Học sinh lớp 8 đánh hội đồng bạn, có bị đi tù?
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?
Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là 2024?
Đảng viên đánh bạc 2024 bị xử phạt thế nào?
Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2024 bị xử lý thế nào?