Nợ xấu có bị đi tù không?

Nợ xấu đang trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống thường ngày. Liệu người có nợ xấu có bị đi tù?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Nợ xấu có bị đi tù không?" dựa theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Nợ xấu có bị đi tù không?

1. Nợ xấu có bị đi tù không?

Đi tù nghĩa là bị áp dụng hình phạt tù được quy định trong bộ luật hình sự

Một người chỉ bị đi tù khi người đó phạm vào một tội được quy định trong bộ luật hình sự, có bản án có hiệu lực pháp luật tuyên người đó có tội và phải chịu hình phạt tù.

Trong bộ luật hình sự không quy định tội danh "Nợ xấu". Nên nếu bạn có nợ xấu bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên, nếu một người cố tình có "nợ xấu" để che giấu hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 174, 175 BLHS 2015. (ví dụ: Ngay từ đầu không có ý định thực sự vay, không có nhu cầu vay nhưng dùng hình thức vay ngân hàng để lấy được tiền rồi sau đó bỏ trốn hoặc không trả mặc dù có đầy đủ điều kiện để trả thì nếu số tiền lớn hơn 2.000.000 đồng đã đủ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

2. Nợ FE không trả có đi tù không?

Tương tự với câu trả lời tại mục 1, bộ luật hình sự không quy định tội "Nợ FE không trả" nên bạn sẽ không phải đi tù nếu bạn vay nợ nhưng không có đủ điều kiện để trả hoặc chậm trả

Tuy nhiên nếu bạn có đủ điều kiện để trả nhưng không trả hoặc tẩu tán tài sản nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì bạn đã phạm vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tùy vào ý định chiếm đoạt của bạn có ngay từ đầu hay chỉ sau khi vay được tiền thì mới có ý định chiếm đoạt nó. (Ví dụ: ngay từ đầu hoàn cảnh kinh tế bạn dư giả, không có khoản thanh toán nào vượt quá khả năng kinh tế đến mức cần đi vay nhưng bạn vẫn đi làm hợp đồng vay tài sản và sau đó không trả nợ mặc dù có đủ điều kiện trả thì bạn phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

Đối với 2 tội kể trên thì bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

3. Vay tín chấp không trả có sao không?

Như câu trả lời tại mục 1,2. Vay tín chấp không trả nếu có dấu hiệu tội phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, nếu đến hạn thanh toán trong hợp đồng nhưng bạn vẫn không trả thì có thể bị ngân hàng cho vay khởi kiện ra tòa án. Nếu có bản án dân sự tuyên bạn phải trả tiền thì bạn sẽ có thời gian tự nguyện thi hành án, hết thời gian này nếu bạn không thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án.

Ngoài ra nếu vay tín chấp không trả thì bạn có thể bị liệt vào các nhóm nợ xấu (nhóm 3,4,5) (mời các bạn đọc bài Nợ xấu để biết thêm về các nhóm nợ) thì các bạn sẽ không được duyệt khi đi vay tại các ngân hàng khác hoặc khi chọn hình thức mua hàng trả góp thì cũng sẽ không được duyệt hồ sơ.

4. Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Nợ ngân hàng quá hạn bao lâu thì sẽ bị khởi kiện đòi nợ gốc và lãi? Đây chắc hẳn là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Hoatieu.vn xin trả lời câu hỏi này như sau:

Trên nguyên tắc, khi đến hạn thanh toán mà các bạn không trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền khởi kiện ra tòa án ngay lập tức để tự bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng của mình.

Thời gian khởi kiện này phụ thuộc vào ngân hàng đó, tuy nhiên vẫn phải nằm trong thời hiệu khởi kiện mà bộ luật dân sự quy định như sau:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Hết thời hạn 03 năm kể trên mà ngân hàng không khởi kiện thì ngân hàng đó không được khởi kiện nữa

Các bạn lưu ý có những khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tại điều 156 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi "Nợ xấu có bị đi tù?" theo quy định tại bộ luật hình sự 2015 . Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 2.007
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm