Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Nhiều người thường nhầm lẫn miễn trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự là một. Tuy nhiên đây là hai trường hợp khác nhau. Vậy loại trừ trách nhiệm hình sự được hiểu thế nào?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc "Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự" theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Quy định pháp luật về loại trừ trách nhiệm hình sự
- 1. Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?
- 2. Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
- Sự kiện bất ngờ (điều 20):
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (điều 21):
- Phòng vệ chính đáng (điều 22):
- Tình thế cấp thiết (điều 23):
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (điều 24):
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (điều 25):
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (điều 26):
- 3. Ví dụ loại trừ trách nhiệm hình sự
- 4. Thẩm quyền, thủ tục loại trừ trách nhiệm hình sự
1. Loại trừ trách nhiệm hình sự là gì?
Loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại chương IV Bộ luật Hình sự 2015.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là việc một người không phải chịu trách nhiệm hình sự, hành vi của họ không bị xem là tội phạm và không bị xem là có án tích.
2. Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 quy định trong các trường hợp dưới đây thì sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự:
Sự kiện bất ngờ (điều 20):
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bản chất của sự kiện bất ngờ là trường hợp là người thực hiện hành vi không có lỗi, họ không có sự lựa chọn khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, cũng như họ không thể thấy trước được hậu quả do hoàn cảnh khách quan, đồng thời họ không có nghĩa vụ phải thấy trước hậu quả đó.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (điều 21):
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự có thể hiểu là trường hợp người người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Để xác định việc mất khả năng nhận thức hành vi hoặc mất khả năng điều khiển hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có kết luận giám định và hậu quả cũng như tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Phòng vệ chính đáng (điều 22):
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn đồng thời hai dấu hiệu: một là có hành vi tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tổ chức, quyền và lợi ích chính đánh của người phòng vệ hoặc của người khác”, hai là hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm phạm là cần thiết việc quy định hai dấu hiệu này để xác định giới hạn của phòng vệ chính đáng bởi tại khoản 2 của điều luật quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại
Tình thế cấp thiết (điều 23):
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Để được xem là tình thế cấp thiết cần phải có đầy đủ ba dấu hiệu: một là, phải có sự đe dọa hiện hữu và thực tế xâm phạm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ, hai là hành vi gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm, ba là thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Tương tự phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết xác định ba dấu hiệu để nhận biết trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết theo khoản 2 điều luật này thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (điều 24):
Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
Để được coi là gây thiệt hại trong bắt giữ người phạm tội là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, phải thỏa mãn các ba dấu hiệu: một là, hành vi bắt giữ phải thuộc về các chủ thể có thẩm quyền bắt giữ người phạm tội, hai là, hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là biện pháp cuối cùng, không còn cách nào khác để bắt giữ người phạm tội; ba là, hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cần thiết
Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (điều 25):
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các điều kiện để được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 25 này gồm có ba điều kiện: một là, hành vi gây thiệt hại trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ phải nhằm mục đích đem lại lợi ích cho xã hội, hai là lĩnh vực của hành vi gây thiệt hại chỉ giới hạn trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, ba là người gây ra thiệt hại đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa.
Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (điều 26):
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421 (Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược), khoản 2 Điều 422 (Tội chống loài người) và khoản 2 Điều 423 (Tội phạm chiến tranh) của Bộ luật này.
Các điều kiện để được coi là gồm có bốn điều kiện sau: một là, mệnh lệnh mà người có hành vi gây thiệt hại thi hành phải là mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, hai là mục đích của việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc lực lượng vũ trang phải nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, ba là người có hành vi gây thiệt hại đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, bốn là việc thi hành mệnh lệnh này không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 – Điều 421, khoản 2 – Điều 422, khoản 2 – Điều 423 BLHS.
3. Ví dụ loại trừ trách nhiệm hình sự
Ví dụ: A dùng dao đuổi chém B, B sau khi đã chạy trốn thì bị A đuổi kịp, B không còn cách nào khác phải dùng khúc gỗ nhặt được bên đường đánh trả A, trong quá trình chống trả A bị đánh vào đầu, cánh tay.
Hành vi của B là phòng vệ chính đáng nên được loại trừ trách nhiệm hình sự, không bị xem là tội phạm
4. Thẩm quyền, thủ tục loại trừ trách nhiệm hình sự
Thẩm quyền, thủ tục loại trừ trách nhiệm hình sự không được pháp luật quy định cụ thể tại các điều luật.
Tuy nhiên trên thực tế thì việc loại trừ trách nhiệm hình sự thường được thực hiện như sau:
- Khi một người đáp ứng các điều kiện để loại trừ trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra sẽ không khởi tố vụ án hình sự vì bản chất hành vi đó không phải là tội phạm.
- Sau khi đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, trong giai đoạn điều tra mới xác định được các điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra mà không đề nghị truy tố, Viện kiểm sát không truy tố
- Trong giai đoạn xét xử mới xác định được các điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự thì viện kiểm sát rút quyết định truy tố, Viện kiểm sát không rút quyết định truy tố thì tại phiên tòa nếu các chứng cứ đảm bảo thì tòa án sẽ tuyên người đó không có tội.
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho các bạn quy định pháp luật về Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lệ phí sang tên xe máy cũ 2024
Lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực 2024?
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2024?
Ví dụ về vi phạm hành chính 2024
Chống người thi hành công vụ 2021 phạt bao nhiêu?
Cách xóa nợ xấu trên CIC 2024
Tội phạm được phân thành mấy loại?
Không trả nợ thẻ tín dụng có đi tù không?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27