Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào? Có rất nhiều người vin vào quyền "tự do ngôn luận" để bôi nhọ, nói xấu người khác. Hành vi xúc phạm danh dự người khác bị xử lý thế nào?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ trả lời câu hỏi Bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào? theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP
Quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
- 1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- 2. Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác xử lý như thế nào?
- 2. Tội Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào?
- 3. Xúc phạm danh dự người khác có đi tù không?
- 4. Bôi nhọ danh dự người khác trên MXH bị xử lý hình sự không?
- 5. Xử phạt hành chính bịa đặt, vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác
- 6. Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook
1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, công dân có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, cụ thể: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Theo đó, tùy vào nội dung của lời nói xấu là gì, mức độ ảnh hưởng ra sao mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác xử lý như thế nào?
Pháp luật Việt Nam bảo vệ danh dự nhân phẩm cho mỗi công dân, cụ thể: Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh sự của người khác bằng các hành vi, cử chỉ, lời nói bôi nhọ. Vậy, Bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác bị xử lý như thế nào?
Những người có hành vi xúc phạm danh dự người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính tùy tính chất, mức độ của hành vi như đã nói ở mục 1.
2. Tội Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác bị xử lý thế nào?
Từ "tội" được dùng trong lĩnh vực hình sự. Khi đã dùng từ "tội" có nghĩa hành vi đó đã cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các tội danh về xâm phạm danh dự người khác như sau:
- Tội làm nhục người khác
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
=> Mặt khách quan của tội làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
- Tội vu khống
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
=> Mặt khách quan của tội vu khống là phải có hành vi bịa đặt những thông tin sai trái về người bị hại
Tuy nhiên, khi xét đến trách nhiệm hình sự của một người cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
- Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
3. Xúc phạm danh dự người khác có đi tù không?
Phạt tù chính là một trong những hình phạt chính được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hành vi xúc phạm danh dự người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (phạt tù hoặc phạt tiền tùy theo khung hình phạt của hành vi đó) nếu thỏa mãn các mô tả về cấu thành tội phạm được trình bày tại mục 2 bài này.
4. Bôi nhọ danh dự người khác trên MXH bị xử lý hình sự không?
Như đã phân tích tại mục 3, chỉ khi đáp ứng được các cấu thành tội phạm được miêu tả (mục 2 bài này đã trích dẫn) thì một hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự
"Địa điểm" bôi nhọ danh dự người khác không phải là một yếu tố cấu thành các tội danh về xâm phạm danh dự người khác => Bôi nhọ danh dự người khác trên MXH sẽ bị xử lý hình sự nếu nó có những hành vi, hậu quả được miêu tả tại mục 2 (ví dụ: đưa các tin bịa đặt về đời tư, công tác của chiến sỹ công an nhân dân đang làm nhiệm vụ khiến gia đình đồng chí chiến sỹ bị "khủng bố")
5. Xử phạt hành chính bịa đặt, vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác
Khi hành vi vu khống bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác chưa đủ cấu thành tội phạm thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Xử phạt hành chính hành vi bịa đặt, nói xấu người khác theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình và Điều 60. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình
Căn cứ quy định trên, những người hàng xóm có thói quen thường xuyên nói xấu người khác có thể bị phạt đến 3.000.000 đồng đối với hành vi này.
Hành vi | Mức xử phạt |
Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, người trong gia đình. | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu TNHS. | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
Hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
6. Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook
Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo sau:
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề "Xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác". Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Nextgen
- Ngày:
- Tham vấn:Bùi Thị Phương Dung
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công