Xem bói có vi phạm pháp luật không?
Xem bói có vi phạm pháp luật không 2022? Vào những ngày đầu năm mới, người Việt thường có thói quen đi xem bói, xem quẻ đầu năm để xem trước "vận mệnh" của mình từ đó hóa giải những điều "hung". Tuy nhiên xét về mặt pháp luật, Xem bói có vi phạm pháp luật không?
Hoatieu.vn xin trả lời câu hỏi trên theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo và các văn bản pháp luật liên quan khác.
Xem bói có bị phạt không?
1. Xem bói có vi phạm pháp luật không?
Các hình thức xem bói, xem quẻ trong các chùa chiền không vì mục đích trục lợi hay truyền bá những điều sai trái thì không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên hiện nay có nhiều biến tướng của việc xem bói, nhiều người lợi dụng các dịp lễ, ngày quan trọng để nâng giá dịch vụ xem bói, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm lời (ví dụ: tuyên bố trong vận mệnh của người đó có "hạn", muốn giải được hạn này thì phải có các lễ vật...). Những hành vi trục lợi như thế này sẽ bị xử phạt, cụ thể:
1.1. Mức phạt hành chính xem bói
- Xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP:
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
Trục lợi là việc lợi dụng các hành vi trên để kiếm lợi cá nhân, mục đích thu lợi nhuận
Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính, người có những hành vi nói trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Xử phạt hành chính hoặc phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP nếu gây mất trật tự công cộng ở các lễ hội
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định và Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương.
1.2. Mức phạt hình sự hành vi xem bói
Ngoài ra, hành vi bói toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng
Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan, quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015:
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
2. Xem bói đầu năm có bị phạt gì không?
Như mục 1 đã phân tích, nếu việc xem bói không vì mục đích trục lợi, truyền bá lối sống sai lệch hay gây mất trật tự công cộng thì sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật
Nếu hành vi xem bói thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp mục 1 bài này đã nêu thì sẽ bị xử phạt với các mức phạt tương ứng.
3. Bói trên mạng có vi phạm không?
Hiện nay trên mạng xã hội đầy những clip "lên đồng" hay chữa bệnh bằng "thần chú", "bề trên"... Những hành vi này chính là biểu hiện của việc hành nghề mê tín dị đoan để trục lợi.
Nhiều người nhẹ dạ cả tin nên đã tin tưởng vào các chiêu trò này, khiến cho bản thân tiền mất tật mang.
- Nếu hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng như điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 liệt kê thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
4. Xem bói, phán sai có bị xử lý hình sự không?
Như đã phân tích ở trên, việc xem bói không nhằm trục lợi, không gây hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thì không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu bị cơ quan chức năng chứng minh được là lợi dụng việc bói toán để trục lợi bất chính, thực hiện hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến tài sản, uy tín, sức khỏe hoặc tính mạng của người khác thì đã vi phạm pháp luật. Tùy mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi sẽ bị xử lý bởi các chế tài khác nhau.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trang... để trục lợi có thể bị xử phạt 3-5 triệu đồng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp.
- Tại Điều 320 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan. Theo đó, người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án tội này và chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm thì bị phạt tiền 10-100 triệu đồng, và xử lý hình xử là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Xem bói có vi phạm pháp luật không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Snow White
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hình sự
Buôn rượu lậu, rượu giả 2021 bị xử lý như thế nào?
Học sinh lớp 8 đánh hội đồng bạn, có bị đi tù?
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì? Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?
Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là 2024?
Đảng viên đánh bạc 2024 bị xử phạt thế nào?
Say rượu đi xe máy gây tai nạn 2024 bị xử lý thế nào?