7 Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt năm 2024
7 hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt theo luật mới. Thế nào được xem là hành vi phá hoạt hạnh phúc gia đình? Phá hoại hạnh phúc gia đình bị xử lý thế nào?
Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) dành riêng Chương XVII để quy định các tội vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình (từ điều 181 đến điều 187)
Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác phạt thế nào?
- 1. Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt thế nào?
- 1.1 Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
- 1.2 Tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
- 1.3 Tổ chức tảo hôn
- 1.4 Loạn luân
- 1.5 Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
- 1.6 Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
- 1.7 Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
- 2. Xử lý người thứ 3 cố tình phá hoại hạnh phúc gia đình người khác
- 3. Phát hiện hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác xử lý thế nào?
1. Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt thế nào?
1.1 Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Điều 181 BLHS quy định
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Hình phạt này cũng áp dụng với người cản trở người khác kết hôn hoặc cưỡng ép, cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, ra yêu sách của cải... đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
1.2 Tội Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Điều 182 BLHS quy định:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Để xử lý theo tội này, nhà chức trách phải chứng minh nghi phạm đã làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Trong đó xử phạt hành chính hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
.............
1.3 Tổ chức tảo hôn
Điều 183 BLHS quy định tội tảo hôn như sau:
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Độ tuổi kết hôn được quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
- Nữ: Từ đủ 18 tuổi trở lên
- Nam: Từ đủ 20 tuổi trở lên
1.4 Loạn luân
Điều 184 BLHS quy định tội loạn luân như sau:
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, bị phạt tù 1-5 năm.
Trong đó, theo điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
1.5 Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Điều 185 BLHS quy định tội này như sau:
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Trong đó các hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình sẽ bị xử phạt hành chính theo Mục 4 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
..................
1.6 Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Điều 186 BLHS sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Về bản chất, quan hệ cấp dưỡng tồn tại giữa hai chủ thể, một bên là người có nghĩa vụ cấp dưỡng và một bên là người nhận cấp dưỡng (người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật HN và GĐ năm 2014)
- Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
- Quan hệ cấp dưỡng không chỉ là quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản, song không mang tính đền bù ngang giá. Quan hệ cấp dưỡng không mang tính đền bù ngang giá do yếu tố tình cảm giữa các chủ thể. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một cách tự nguyện, không tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người được cấp dưỡng phải hoàn lại một số tiền tương ứng
1.7 Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
Điều 187 BLHS quy định như sau:
1. Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mục đích mang thai hộ vì mục đích thương mại mới bị phạt theo tội này. Những hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không cấu thành tội nêu trên
2. Xử lý người thứ 3 cố tình phá hoại hạnh phúc gia đình người khác
Người thứ 3 hiện đang là một hiện tượng xuống cấp về mặt đạo đức, thế nhưng lại rất "phổ biến" ngày nay. Hành vi này cần được xử lý nghiêm khắc để tránh sự suy đồi về đạo đức, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội
"Người thứ 3 " chen chân vào cuộc hôn nhân của người khác nếu không khiến quan hệ hôn nhân đó đổ vỡ (ly hôn) và chưa từng bị xử lý hành chính thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người chồng/vợ có hành vi quan hệ "ngoài luồng" cũng bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Nếu hành vi ngoại tình này khiến mối quan hệ hôn nhân đổ vỡ hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mục 1.2 tại bài viết này.
3. Phát hiện hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác xử lý thế nào?
Hiện nay nhiều bà vợ chọn cho mình phương thức thiếu khôn ngoan, không thượng tôn pháp luật khi biết tin chồng ngoại tình, đó là "đánh ghen". Hành vi này tiền mất tật mang, có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác.
Khi phát hiện hành vi "ngoài luồng" của người kia, hãy thu thập các chứng cứ chứng minh sự việc nêu trên, đến cơ quan công an trình báo để những người vi phạm phải chịu hình phạt thích đáng.
Các bạn có thể tham khảo các trình báo công an tại bài: Thủ tục trình báo công an
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp Hình thức xử phạt đối với hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thị Dung
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt nào sau đây?
-
Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không 2024?
-
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2024 phạt hành chính và bị xử lý hình sự thế nào?
-
Án treo là gì? Điều kiện để được hưởng án treo 2024
-
Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công