Biếu quà ngày Tết cho Sếp có phải tội đưa hối lộ?

Đưa hối lộ và biếu quà đều là những hoạt động có liên quan đến việc đưa những món đồ có giá trị cao cho những người nhất định, nên nhiều người thường mượn danh nghĩa biếu quà để thực hiện hành vi đưa hối lộ

Vậy, Biếu quà ngày Tết cho Sếp có phải tội đưa hối lộ? Hoatieu.vn xin trả lời câu hỏi trên theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

1. Biếu quà ngày Tết cho Sếp có phải tội đưa hối lộ?

Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải hiểu rõ thế nào là tội đưa hối lộ.

Mời các bạn tham khảo bài Hối lộ là gì?

=> Một hành vi bị xem là đưa hối lộ khi nó đáp ứng được các cấu thành tội phạm được miêu tả trong tội đưa hối lộ, cụ thể:

  • Chủ thể:

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đáp ứng các điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

  • Khách thể:

Những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

  • Mặt khách quan:

Trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào được BLHS liệt kê

  • Mặt chủ quan:

- Lỗi cố ý

- Mục đích: để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

=> Biếu quà cho sếp có bị coi là vi phạm pháp luật hay không còn tùy thuộc vào hành vi, mục đích:

Nếu việc biếu quà cho sếp chỉ nhằm mục đích thể hiện tình cảm hoặc một nét văn hóa thì không bị xem là tội đưa hối lộ, tuy nhiên nếu việc biếu quà này nhằm mục đích "trao đổi", để sếp làm hoặc không làm một việc nào đó thì đó chính là hành vi đưa hối lộ.

Việc chứng minh mục đích "để sếp làm hoặc không làm một việc nào đó" rất khó, người ta thường xét tương quan giữa nhu cầu, mối quan hệ của người đưa quà và sếp.

Ví dụ: Anh A đang trong giai đoạn tranh cử lên vị trí phó phòng, thường xuyên mang quà cáp đến nhà sếp.

Trong mối tương quan này người ta có thể nghi ngờ mục đích của anh A nhưng khó chứng minh mục đích "trao đổi", vì khi biếu quà, người biếu cũng không nói rõ mục đích để nhờ vả và những việc "nhờ vả" thế này cũng không được ghi lại bằng các giấy tờ... mang tính chứng minh về sau.

2. Biếu quà Tết cho sếp bao nhiêu bị coi là hối lộ?

Biếu quà ngày Tết cho Sếp có phải tội đưa hối lộ?

Như đã trình bày ở mục 1, để xét xem một hành vi có phải là đưa hối lộ hay không chúng ta phải xét đến cấu thành tội phạm của tội danh đó.

Định lượng về tiền chỉ là một yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ, định khung, bên cạnh đó đưa hối lộ còn bao gồm cả giá trị phi vật chất nên chúng ta không thể chỉ căn cứ vào giá trị quà tặng để xét hành vi đó là đưa hối lộ hay không

Tuy nhiên tùy giá trị quà tặng thì khung hình phạt sẽ thay đổi, cụ thể:

Giá trị "quà tặng"Khung hình phạt

2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng

Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.02 năm đến 07 năm
500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng07 năm đến 12 năm

3. Trường hợp nhận quà biếu Tết không bị xem là đưa hối lộ?

Để xem việc nhận quà biếu tết có phải là nhận hối lộ hay không thì chúng ta phải xem hành vi đó có phù hợp với cấu thành tội phạm tội nhận hối lộ về các vấn đề: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan hay không.

Để biết cụ thể các mặt này như thế nào, mời các bạn đọc bài Hối lộ là gì?

=> Nếu hành vi đó thỏa mãn các cấu thành trên thì việc nhận quà biếu được xem là nhận hối lộ

Một số trường hợp cụ thể không bị xem là nhận hối lộ:

  • Người nhận quà không phải là người có chức vụ quyền hạn
  • Người nhận quà không thực hiện hành vi vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa quà

4. Trường hợp nào cán bộ, công chức được nhận quà biếu?

Tương tự như đã phân tích ở mục 3, các trường hợp không phải là đưa hối lộ thì cán bộ, công chức được nhận quà.

Tuy nhiên vì đặc thù phục vụ nhà nước nên quy định với cán bộ, công chức sẽ có phần khắt khe hơn, cụ thể:

Tránh nhận những quà tặng có giá trị lớn (vàng, xe...)

Không nhận quà của những người có liên quan đến vụ việc trong quyền hạn giải quyết của mình (ví dụ: không nhận quà của người nhà bị hại...)

Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định:

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả các vấn đề liên quan việc xem xét hành vi biếu quà có phải đưa hối lộ không. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài liên quan:

Đánh giá bài viết
1 154
0 Bình luận
Sắp xếp theo