Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không 2024?

Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn tội phạm được áp dụng trong tố tụng hình sự. Khi một người bị tạm giam, nghĩa là họ bị cách ly khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định và bị giới hạn một số quyền theo quy định pháp luật. Vây trong những trường hợp như vậy, người bị bắt tạm giam có được sử dụng điện thoại không, Hoatieu.vn mời các bạn cùng tìm hiểu tại đây.

Quyền của người bị tạm giam

1. Bị tạm giam có được sử dụng điện thoại không?

Theo như quy định pháp luật hiện hành, điện thoại di động là một trong những đồ vật bị cấm đưa vào buồng tạm giam và người bị tạm giam không có quyền được sử dụng điện thoại dưới bất cứ hình thức nào.

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc,....

Có thể thấy, việc sử dụng điện thoại trong khi bị tạm giam hoàn toàn bị nghiêm cấm, điều này cũng nhằm mục đích ngăn chặn các đối tượng đang bị tạm giam, tạm giữ lợi dụng liên lạc ra bên ngoài, ngăn chặn việc tiêu hủy chứng cứ, gây nhiễu loạn thông tin, bảo đảm việc điều tra, truy tố và xét xử được diễn ra khách quan và hiệu quả.

2. Người bị tạm giam có quyền gì?

Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

1. Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

2. Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

3. Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

4. Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

5. Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

6. Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

7. Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

8. Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

9. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

10. Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

3. Tạm giam bao lâu thì được tha?

Theo Khoản 1 và 2 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:

1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Như vậy, theo quy định trên, thời hạn tạm giam để điều tra và gia hạn thời hạn điều tra trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp như sau:

Loại tội phạmThời gian tạm giamGia hạn thời hạn tạm giamSố lần gia hạn thời hạn tạm giam
Tội phạm ít nghiêm trọngKhông quá 02 tháng Không quá 01 tháng1 lần
Tội phạm nghiêm trọngKhông quá 03 thángKhông quá 02 tháng1 lần
Tội phạm rất nghiêm trọngKhông quá 04 thángKhông quá 03 tháng1 lần
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọngKhông quá 04 tháng2 lần

4. Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?

Hiện tại, không có quy định cụ thể về thời gian tạm giam sau bao lâu thì được gặp mặt. Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đề cập đến khoảng thời gian được gặp mặt nhân thân trong 1 tháng đối với người bị tam giam như sau:

Điều 22. Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

Như vậy, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.

5. Bị bắt, tạm giam có được thăm không?

Việc gặp thân nhân của người bị tạm giam được quy định thế nào?

Người bị tạm giam hoàn toàn có quyền được gặp thân nhân. Để biết các quy định, thời gian gặp thân nhân của người bị tạm giam, mời các bạn tham khảo bài: Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

6. Hết thời gian tạm giam có được thả không?

Thông thường, khi hết thời hạn tạm giam, người bị tạm giam sẽ được trả tự do. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác trong một vài trường hợp đặc biệt, thì cần phải gia hạn thêm một khoảng thời gian tạm giam nhất định.

Khi hết thời gian tạm giam sẽ được thả tự do nếu: 

  • Cơ quan điều tra chưa có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hoặc không đủ căn cứ để buộc tội người bị tạm giam về tội danh đang điều tra, họ sẽ phải trả tự do cho người đó.
  • Vụ án đã được khởi tố nhưng cơ quan điều tra chưa hoàn thành việc điều tra và không có căn cứ để gia hạn tạm giam, người bị tạm giam cũng sẽ được trả tự do.

Khi hết thời gian tạm giam có thể tiếp tục bị tạm giam nếu:

Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.

7. Những đồ vật không được đưa vào buồng tạm giam

Theo Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định những đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam bao gồm:

1. Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.

3. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.

4. Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...).

5. Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.

6. Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.

7. Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.

8. Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức.

9. Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).

10. Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.

11. Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.133
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm