Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi sinh ngày 29/2

Sinh ngày 29/02 thì tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của dương lịch. Năm nào có ngày 29/2 là năm nhuận và 4 năm 1 lần mới xuất hiện ngày 29/2. Với tính chất đặc biệt này thì cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người sinh ngày 29/2 như thế nào? Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hoatieu.vn để xem giải đáp chi tiết.

1. Ngày 29 tháng 2 là ngày gì?

Theo lịch dương (lịch Gregory), 4 năm một lần mới xuất hiện ngày 29/2. Năm có ngày 29 tháng 2 còn được gọi là năm nhuận. Ví dụ như các năm: 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024...

Theo Wikipedia, Trái Đất quay hết vòng xung quanh Mặt Trời mất khoảng 365,2422 ngày. Để đơn giản hóa, con người quy ước 1 năm có 365 ngày. Vậy sự chênh lệch 0,2422 ngày mỗi năm sẽ được tích lũy lại và dẫn đến sai lệch về mùa.

Để bù đắp cho sự chênh lệch này, giúp cho lịch của chúng ta đồng bộ với chu kỳ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, người ta quy ước vào một ngày tháng 2 tạo thành năm nhuận có 366 ngày,

2. Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật này có quy định khác.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

+ Tội giết người (Điều 123)

+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)

+ Tội hiếp dâm (Điều 141) và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

+ Tội cưỡng dâm (Điều 143) và Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)

+ Tội mua bán người (Điều 150) và tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151)

+ Các tội phạm liên quan đến tài sản như bao gồm: cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cũng đoạt tài sản, giật tài sản, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

+ Các tội phạm liên quan đến ma túy bao gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt.

+ Các tội phạm liên quan đến tổ chức và tham gia đua xe trái phép (Điều 265 và Điều 266)

+ Các tội phạm liên quan đến mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử (Điều 286, Điều 287, Điều 289 và Điều 290)

+ Tội khủng bố (Điều 299)

+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303)

+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

=> Như vậy, theo quy định hiện hành, người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định. Trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

3. Cách xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Cách xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH và Điều 417 Luật Tố tụng hình sự 2015. Cụ thể các loại giấy tờ dùng làm căn cứ để xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi gồm:

– Giấy chứng sinh;

– Giấy khai sinh;

– Chứng minh nhân dân;

– Thẻ căn cước công dân;

– Sổ hộ khẩu;

– Hộ chiếu.

Trường hợp không có hoặc mâu thuẫn về giấy tờ thì:

– Phối hợp với gia đình, người đại diện, nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức liên quan để xác minh.

– Áp dụng biện pháp hợp pháp để xác định tháng, quý, nửa năm hoặc năm sinh theo Khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để xác định độ tuổi.

Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.

Ví dụ: Bạn Nguyễn A sinh ngày 21/7/2009 thì đến ngày 21/7/2024, bạn A đủ 15 tuổi. Sau ngày 21/7/2024, bạn A được coi là người từ đủ 15 tuổi. Nếu A phạm tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì A đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4. Sinh ngày 29/2 tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, mỗi 4 năm một lần mới có ngày 29/2. Vậy nếu người sinh ngày 29/2 là trẻ vị thành niên phạm tội vào năm không phải năm nhuận (năm không có ngày 29/2) thì làm thế nào để xác định độ tuổi của của người đó?

Để xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người sinh ngày 29/2, chúng ta có thể dùng cách đơn giản là dùng năm hiện tại (năm người này phạm tội) trừ đi năm sinh của người đó để ra độ tuổi.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn X  sinh ngày 29/2/2008. X phạm tội nghiêm trọng vào ngày 1/3/2023. Tuy nhiên, năm 2023 không có ngày 29/2. Chúng ta có thể tính tuổi của X bằng cách lấy năm 2023 trừ đi năm sinh của X là 2008. => Vậy, đến thời điểm phạm tội, X đã đủ 15 tuổi 1 ngày và phải chịu mọi trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Mời các bạn đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 40
0 Bình luận
Sắp xếp theo