Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt nào sau đây?
Theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt nào sau đây? Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là gì? Người dưới 18 tuổi phạm tội có bị phạt tù chung thân hay tử hình không? là những vấn đề đang được dư luận quan tâm. Trong bài viết sau đây, Hoatieu.vn xin giải đáp đến bạn đọc như sau.
Hình phạt đối với người phạm tội dưới 18 tuổi
- 1. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- 2. Theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt nào sau đây?
- 3. Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
- 4. Trường hợp nào người dưới 18 tuổi phạm tội được giảm mức án đã tuyên?
1. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Thực tế hiện nay, có nhiều trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người bị hại. Tuy nhiên, đây là tội phạm dưới 18 tuổi, các khung hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hình sự đều nhằm đảm bảo lợi ích cho người dưới 18 tuổi. Mục đích chủ yếu nhằm răn đe, giáo dục họ sửa chữa sai lầm, tiếp tục được giáo dục, phát triển trong môi trường lành mạnh, để trở thành công dân có ích cho xã hội. Do đó, các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo bộ luật hình sự được quy định như sau:
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là:
"Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn."
=> Vậy người dưới 18 tuổi sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn khi phạm tội hình sự.
Điều 99, Điều 100, Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định rõ về hình thức phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn như sau:
"Điều 99. Phạt tiền
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định."
"Điều 100. Cải tạo không giam giữ
1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định."
"Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định."
=> Như vậy, đây là những mức phạt thể hiện tính nhân văn của pháp luật, cho phép người dưới 18 tuổi có cơ hội được giáo dục lại trong môi trường lành mạnh, giúp họ sửa sai, hình thành nhân cách đạo đức tốt đẹp, trở thành công dân có ích.
2. Theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt nào sau đây?
Các loại hình phạt chính theo quy định pháp luật tại Bộ luật hình sự 2015 là:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Cải tạo không giam giữ;
+ Trục xuất;
+ Tù có thời hạn;
+ Tù chung thân;
+ Tử hình.
Tuy nhiên, như phần 1 đã phân tích, người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn khi phạm tội hình sự.
Đồng thời, theo Khoản 5 và Khoản 6 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
- “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” (khoản 5 Điều 91)
- “Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” (khoản 6 Điều 91)
=> Như vậy, theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt từ chung thân và tử hình. Ngoài ra, người dưới 18 tuổi sẽ không bị áp dụng các hình phạt bổ sung.
Ví dụ: Đối tượng A đang ở độ tuổi 16 tuổi 8 tháng phạm tội giết người. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 có quy định tội giết người sẽ bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Vậy, với trường hợp của A phạm tội khi mới 16 tuổi 8 tháng thì Tòa án chỉ được áo dụng mức hình phạt tối đa đối với A là 18 năm tù.
3. Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi được nhắc đến tại Điều 91 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
"Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
[...]"
Nhìn chung, việc xử phạt người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật vừa phải đảm bảo tính răn đe, vừa phải đảm bảo tính giáo dục, giúp họ được rèn luyện trong môi trường lành mạnh, có kỷ luật tốt để sớm hòa nhập trở lại, trở thành công dân có ích.
4. Trường hợp nào người dưới 18 tuổi phạm tội được giảm mức án đã tuyên?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định cụ thể về giảm mức hình phạt đã tuyên. Theo đó, người dưới 18 tuổi phạm tội có thể được giảm mức hình phạt đã tuyên trong trường hợp sau đây:
- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
- Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Trên đây là giải đáp của Hoatieu cho câu hỏi Theo quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, không áp dụng hình phạt nào? Mời các bạn đón xem các thông tin hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật nhé.
- Chia sẻ:Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Người dưới 18 tuổi nghiện ma túy thì có bị phạt?
Chưa đủ 18 tuổi có làm thẻ ATM được không 2025?
Bao nhiêu tuổi thì bị xử phạt vi phạm hành chính?
Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không 2025?
Bao nhiêu tuổi được đứng tên trong đăng ký xe?
Chưa đủ 18 tuổi kết hôn phạt bao nhiêu?
Thủ tục làm giấy khai sinh mới nhất năm 2025
Mẫu hợp đồng làm việc của viên chức 2025 theo Nghị định 115
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hình sự
Jackmmo là gì?
Trốn không khai báo y tế phạt thế nào?
Lái xe gây tai nạn, đã thỏa thuận bồi thường có bị phạt nữa không?
Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó?
Án treo là gì? Điều kiện để được hưởng án treo 2025