Giáo viên đánh học sinh mầm non bị xử lý như thế nào?

Hiện nay đã có rất nhiều trường hợp giáo viên mầm non bạo hành học sinh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước những hành vi bạo lực của giáo viên như vậy đã gây lo ngại về sự an toàn của trẻ em. Vậy hình thức xử phạt gì cho những hành vi vi phạm đạo đức đó của các giáo viên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Giáo viên đánh các cháu mầm non bị xử lý như thế nào?

1. Giáo viên đánh học sinh mầm non bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 31 Thông tư 52/2020/TT-BGDDT Điều lệ trường mầm non như sau:

Điều 31. Hành vi, ứng xử, trang phục của giáo viên, nhân viên

1. Hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

c) Xuyên tạc nội dung giáo dục;

d) Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

đ) Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

e) Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Trang phục của giáo viên, nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và yêu cầu trang phục công sở.

Như vậy hành vi đánh học sinh mầm non của giáo viên là không được phép thực hiện.

Xử phạt hành chính với hành vi giáo viên đánh học sinh mầm non

Với hành vi đánh học sinh mầm non thì giáo viên sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 28. Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với người học.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Như vậy theo quy định mới thì người giáo viên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người học sẽ bị xử phạt mức tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng và phải xin lỗi công khai với người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể. Đây là hình phạt hành chính dành cho người vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra với hành vi có tính chất là bao hành trẻ em thì người giáo viên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi bạo hành trẻ em

Bên cạnh đó, nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học cấu thành tội phạm thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Cụ thể thì với hành vi bạo hành trẻ em gây ra những thương tích, thương tật hoặc tổn thương nghiêm trọng đến trẻ thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội như sau tuỳ thuộc và hậu quả vi phạm:

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên

c) Đối với 02 người trở lên.

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ người khác theo điểm c khoản 1 điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

.........

  • Tội vô ý làm chết người theo điều 128 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

  • Tội giết người theo điểm b khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

.........

Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Như vậy với hành vi đánh học sinh mầm non của người giáo viên khi gây hậu quả nghiêm trọng vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý với hành vi của mình gây ra. Trẻ thơ là đối tượng còn quá nhỏ để nghe những điều người lớn nói nên giáo viên cần có hình thức kỷ luật phù hợp không nên dùng những hành vi bạo lực với trẻ.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Giáo viên đánh học sinh mầm non bị xử lý như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Hành chính liên quan.

Đánh giá bài viết
3 2.361
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm