Bổn phận của trẻ em là gì?

Bổn phận của trẻ em là gì? Trẻ em là đối tượng yếu thế trong xã hội, dễ bị những đối tượng khác xâm hại, vì thế trẻ em luôn được pháp luật ưu tiên và bảo vệ một cách chặt chẽ hơn. Trẻ em còn được hưởng những quyền lợi ưu tiên hơn nhằm đảm bảo cho tương lai đất nước khi thế hệ trẻ càng lớn lên. Bên cạnh những quyền và lợi ích cho trẻ em thì pháp luật cũng quy định về bổn phận mà trẻ em cần thực hiện. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Bổn phận của trẻ em là gì?

Bổn phận trẻ em có thể được hiểu là những việc mà trẻ em cần phải làm đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, quê hương, đất nước.

Bổn phận của trẻ em cũng giống như nghĩa vụ của công dân được pháp luật quy định cụ thể nhưng đối với trẻ em thì những điều mà trẻ em cần thực hiện sẽ phù hợp với lứa tuổi các em. Bổn phận mà trẻ em cần thực hiện cũng được coi là một các biết ơn, tôn trọng đối với những điều mà gia đình, xã hội, nhà nước đã và đang thực hiện vì các em.

Cùng với đó khi các em thực hiện đầy đủ bổn phận của mình cũng sẽ trở thành con ngoan trò giỏi, tương lai trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.

2. Trẻ em có bao nhiêu bổn phận

Những bổn phận của trẻ em được quy định cụ thể trong mục 2 chương 2 Luật trẻ em 2016 bao gồm 5 bổn phận như sau:

  • Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
  • Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
  • Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
  • Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
  • Bổn phận của trẻ em với bản thân

Bạn đọc tham khảo chi tiết tại bài viết: Trẻ em có bao nhiêu bổn phận?

3. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Pháp luật về trẻ em cũng quy định về những nguyên tắc đảm bảo cho quyền và bổn phận của trẻ em được thực hiện như sau:

  • Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
  • Không phân biệt đối xử với trẻ em.
  • Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
  • Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
  • Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương

Trẻ em được pháp luật không chỉ bảo vệ mà còn được đảm bảo đầy đủ về lợi ích tốt nhất, được ưu tiên trong mọi hoạt động của xã hội. Trẻ em được nhà nước lắng nghe ý kiến, xem xét ý kiến của các em vào trong những quy định pháp luật.

Bổn phận của trẻ em là gì?
Bổn phận của trẻ em là gì?

4. Hành vi bị nghiêm cấm với trẻ em

Theo quy định tại điều 6 Luật trẻ em 2016 như sau:

1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.

10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

11. Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Có thể thấy trẻ em được bảo vệ không chỉ về những quyền cơ bản của con người mà còn được đảm bảo về những yếu tố về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, giáo dục,.....

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Bổn phận của trẻ em là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
4 354
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm