Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại thẻ căn cước công dân?

Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại thẻ căn cước công dân? Phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những bước tiến vượt bậc của ngành y học hiện nay. Tuy nhiên nhiều người phẫu thuật thẩm mỹ đã thay đổi toàn bộ gương mặt khiến cho điểm nhận dạng trên gương mặt không còn. Vậy có cần phải làm lại thẻ căn cước công dân hay không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại thẻ căn cước công dân?

Theo quy định của điều 23 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định thì những trường hợp như sau đổi lại thẻ căn cước công dân:

Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Trong quy định này thì tại điểm c khoản 1 nêu rõ khi có thay đổi đặc điểm nhận dạng thì được đổi lại thẻ căn cước công dân. Đặc điểm nhận dạng chính là đặc điểm trên gương mặt của công dân, đặc điểm này thường có sự ổn định theo thời gian. Vì thế trong căn cước công dân thường nhận dạng bằng nốt ruồi trên gương mặt.

Vì thế mà khi công dân thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ trên gương mặt, làm thay đổi hoàn toàn đặc điểm nhận dạng, gương mặt sau khi phẫu thuật không còn giống như ban đầu và người xung quanh không thể nhận ra thì cần phải đổi lại thẻ căn cước công dân.

Tuy nhiên nếu như công dân thực hiện việc phẫu thuật thẩm mỹ không thay đổi quá nhiều và tự nhiên, vẫn nhận ra gương mặt bạn như ban đầu như việc cắt mí,.... thì không cần thiết phải làm lại thẻ căn cước công dân.

Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại thẻ căn cước công dân?
Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại thẻ căn cước công dân?

2. Trường hợp phải đổi thẻ căn cước công dân

Luật căn cước công dân năm 2014 quy định cụ thể về những trường hợp phải đổi thẻ căn cước công dân như sau:

Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Nghĩa là khi đến độ tuổi này thì thẻ căn cước công dân cũ của mỗi người đều không còn được sử dụng và người dân phải đổi sang thẻ mới. Điều này cũng phù hợp với sự thay đổi về hình dạng con người theo thời gian nên việc nhận dạng trên thẻ căn cước công dân cũng cần thay đổi để phù hợp.

Còn những trường hợp được nêu trong điều 23 Luật căn cước công dân 2014 (đã trích ở trên) thì người dân cũng cần tuân thủ làm lại căn cước công dân khi có sự thay đổi những yếu tố như trên. Vì căn cước công dân là giấy tờ quan trọng trong việc chứng minh nhân thân, nếu như có sự sai khác sẽ khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và các hoạt động liên quan đến nhân thân. Bởi vậy người dân nên làm lại ngay khi cần thiết.

3. Thủ tục làm lại thẻ căn cước công dân

Trong điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về thủ tục đổi cấp lại thẻ căn cước công dân gắp chíp như sau:

Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Như vậy thủ tục làm lại thẻ căn cước công dân nhanh gọn, người dân khi đi làm lại cần lên cơ quan công an để làm giấy tờ cấp lại, sau khi cơ quan công an kiểm tra và làm thủ tục cấp lại xong thì công dân chỉ cần chờ thẻ được gửi về nơi mình cư trú.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phẫu thuật thẩm mỹ có phải làm lại thẻ căn cước công dân? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục hành chính liên quan.

Đánh giá bài viết
1 68
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm