Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào? Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định. Mời bạn đọc tham khảo vấn đề này qua bài viết của Hoatieu.vn.

1. Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

Không phải mọi hành vi mà công dân thực hiện đều là hành vi thi hành pháp luật, trong xã hội dân sự, có vô số các hành vi được tạo lập hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần. Chỉ những hành vi của cá nhân, tổ chức thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm mà pháp luật quy định áp dụng với toàn dân, với các tổ chức, doanh nghiệp thì được xem là thi hành pháp luật.

Hãy cùng trả lời câu hỏi trách nghiệm dưới đây để phân biệt được đâu là hành vi thi hành pháp luật nhé.

Câu hỏi 1: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đi cách li khi nhiễm Covid-19.

B. Tham gia câu lạc cầu lông.

C. Từ bỏ mọi định kiến xã hội.

D. Hiến máu để cứu bệnh nhân

Đáp án: A

Lý do chọn đáp án A: Hiện nay, dịch covid đang lan rộng với nhiều biến thể mới, các cơ quan đã ban hành ra các quy định nhằm phòng tránh và điều trị bệnh covid, trong đó có quy định người bị nhiễm covid 19 phải đi cách ly để không lây lan ra cộng đồng. Công dân có nghĩa vụ thực hiện theo quy định này, đây là quy định bắt buộc đối với tất cả người dân.

Những đáp án còn lại là sai vì:

B. Tham gia câu lạc bộ là việc người dân thực hiện theo sở thích và pháp luật không quy định là nghĩa vụ của công dân phải thực hiện.

C. Từ bỏ mọi định kiến xã hội cũng là tuỳ vào ý chí của mỗi người mà pháp luật không can thiệp mà chỉ khuyến khích từ bỏ định kiến xã hội.

D. Hiến máu để cứu bệnh nhân cũng là một quyền của người dân mà pháp luật không quy định mà chỉ khuyến khích người dân hiến máu để cứu người, thể hiện tình nhân ái giữa con người.

Vì thế cần phân biệt rõ ràng những gì pháp luật quy định và những gì không để nắm bắt chính xác câu trả lời.

Câu hỏi 2: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Khai báo dịch tễ.

B. Che giấu tội phạm.

C. Từ bỏ định kiến.

D. Hiến máu nhân đạo.

Đáp án: A

Lý do chọn đáp án A: Một trong những quy định 5K về phòng, chống dịch Covid 19 là Khai báo y tế, Nhà nước ta quy định mọi người dân phải có trách nhiệm khai báo y tế. Khai báo dịch tế nhằm để nhà nước kiểm soát được những di chuyển và tình hình lây nhiễm covid.

Những đáp án còn lại không đúng vì không thuộc hành vi bắt buộc, nghĩa vụ mà là hành vi tự nguyện. Riêng với hành vi che giấu tội phạm nếu công dân tự nguyện thì sẽ không vi phạm pháp luật về che giấu tội phạm còn nếu công dân cố tình mà bị phát hiện thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu hỏi 3: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Bảo trợ người khuyết tật
  2. Thay đổi quyền nhân thân
  3. Bảo vệ Tổ quốc
  4. Hiến máu nhân đạo.

Đáp án: C - Bảo vệ Tổ quốc

Lý do chọn đáp án C: Bảo vệ Tổ quốc mang tính bắt buộc thực hiện và áp dụng với mọi đối tượng người dân Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ giới hạn ở bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mà còn gắn với việc bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ XHCN.

Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Chương IV “Bảo vệ Tổ quốc”; khẳng định “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”.

Các đáp án bảo trợ người khuyết tật, thay đổi quyền nhân thân, hiến máu nhân đạo không phải là nghĩa vụ của công dân, không bắt buộc công dân thực hiện nên không thuộc hành vi thi hành pháp luật.

Câu số 4: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Đăng ký sửa mã định danh
  2. Lan tỏa thông tin nội bộ
  3. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia
  4. Bảo mật kỹ năng phòng chống dịch

Đáp án: C - Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.

Lý do chọn đáp án C: Việc tham gia bảo vệ an ninh quốc gia là quyền và nghĩa vụ của công dân đã được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật An ninh quốc gia 2004. Công dân cần thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định về tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, như: Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia; Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích nhà nước; Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền; tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia...

Các đáp án còn lại sai vì:

+ Việc đăng ký sửa mã định danh không được pháp luật cho phép. Bởi mã định danh cá nhân là dãy số trên căn cước công dân, chứng minh nhân dân sẽ được cấp ngẫu nhiên cho mỗi người và theo họ suốt đời.

+ Hành vi lan tỏa thông tin nội bộ là hành vi vi phạm pháp luật trong bảo mật thông tin nội bộ, không được coi là thi hành pháp luật.

+ Bảo mật kỹ năng phòng chống dịch là việc làm không cần thiết khi nhà nước và các cơ quan chức năng luôn công khai tình hình dịch bệnh Covid-19 và tích cực tuyên truyền cách phòng ngừa, chữa bệnh hiệu quả khi nhiễm bệnh.

Câu số 5: Công dân thi hành pháp luật khi chủ động thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Tạo lập chứng cứ vụ án
  2. Bí mật sàng lọc Giới Tính
  3. Tham gia nghĩa vụ quân sự
  4. Đăng ký thử nghiệm vắc xin

Đáp án: C - Tham gia nghĩa vụ quân sự

Lý do chọn đáp án C: Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú khi đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.

--> Như vậy, tham gia nghĩa vụ quân sự đã được quy định cụ thể trong Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, mang tính bắt buộc thực hiện, áp dụng cho mọi công dân thuộc độ tuổi theo quy định và đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe. Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các đáp án khác sai vì:

+ Tạo lập chứng cứ vụ án là nhiệm vụ của cơ quan thi hành án, lực lượng chức năng có thẩm quyền, không phải là trách nhiệm của công dân.

+ Bí mật sàng lọc giới tính thai nhi trong trường hợp người mang thai bị ép buộc phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn của người khác là hành vi vi phạm pháp luật.

+ Đăng ký thử nghiệm vắc xin mang tính tự nguyện, không mang tính ép buộc.

Câu số 6: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến.
  2. Đóng thuế thu nhập cá nhân.
  3. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.
  4. Theo dõi tư vấn pháp lí.

Đáp án: B - Đóng thuế thu nhập cá nhân

Lý do chọn đáp án B vì việc đóng thuế thu nhập cá nhân đã được pháp luật quy định bắt buộc đối với cá nhân khi có thu nhập tính thuế theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. Ngoài ra, thuế TNCN không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng đối với hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

Các đáp án khác sai vì:

+ Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến khi thực hiện giao dịch thủ tục hành chính thể hiện quyền lợi công dân được hưởng.

+ Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ thể hiện quyền tự do lựa chọn mua bảo hiểm của mỗi công dân. Công dân tìm hiểu, tham khảo các loại bảo hiểm nhân thọ của các hãng cung cấp dựa trên nhu cầu của mình.

+ Theo dõi tư vấn pháp lý là quyền lợi của công dân. Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Hiện nay, mọi công dân đều được tư vấn pháp lý miễn phí tại các trung tâm trợ giúp pháp lý các tỉnh, thành phố.

Câu số 7: Công dân sử dụng pháp luật khi chủ động thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Ủy quyền nghĩa vụ cử tri.
  2. Nộp thuế theo đúng quy định pháp luật.
  3. Ủy quyền nghĩa vụ tiêm vác xin.
  4. Ủy quyền việc đóng góp quỹ Vacxin.

Đáp án: B - Nộp thuế theo đúng quy định pháp luật

Lý do chọn đáp án B: Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. Đây là việc làm bắt buộc, nếu cá nhân, tổ chức nào có hành vi trốn thuế sẽ bị phạt hành chính hoặc phạt hình sự theo quy định của pháp luật.

Các đáp án khác sai vì:

+ Pháp luật không cho phép người dân được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ cử tri và tiêm vắc xin. Việc đi bầu cử và tiêm vắc xin là quyền lợi, trách nhiệm của mọi công dân. Với nghĩa vụ cử tri, người dân đi bầu cử là thực hiện quyền làm chủ của mình, thể hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Còn với việc tiêm vắc xin là bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

+ Với việc ủy quyền đóng góp quỹ Vacxin: việc đóng góp cho quỹ Vacxin trên nguyên tắc bảo đảm sự tự nguyện đóng góp, công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật. Ủy quyền đóng góp quỹ Vacxin là người dân ủng hộ qua các tài khoản của Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng COVID-19, Bộ Tài chính, nhằm gây quỹ cho việc nghiên cứu sản xuất vacxin trong nước và mua, nhập khẩu vacxin nước ngoài.

Câu số 8: Công dân thi hành pháp luật khi chủ động thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Khai báo tạm trú tạm vắng.
  2. Công khai thông tin người tố cáo.
  3. Chủ động tìm kiếm khách hàng.
  4. Ủy quyền nghĩa vụ quân sự.

Đáp án: A - Khai báo tạm trú tạm vắng

Lý do chọn đáp án A: Công dân cần khai báo tạm trú, tạm vắng khi chuyển đến nơi ở mới và rời địa phương cũ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo quyền lợi công dân ở nơi tạm trú và tạo điều kiện quản lý dân cư ở các địa phương.

Các đáp án khác sai vì:

+ Người dân không đươc phép công khai thông tin người tố cáo và ủy quyền nghĩa vụ quân sự, đây là hành vi trái pháp luật.

+ Chủ động tìm kiếm khách hàng là quyền tự do của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, pháp luật không quy định bắt buộc phải thực hiện.

Như vậy, từ 8 câu hỏi trắc nghiệm trên, có thể thấy rằng những quy định nào pháp luật, Nhà nước ta quy định và công dân có nghĩa vụ chủ động tích cực thực hiện đều thể hiện hành vi thi hành pháp luật.

Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2. Thi hành pháp luật là gì?

Từ những phân tích ở mục 1, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về thi hành pháp luật như sau:  Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định. Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện và áp dụng với mọi đối tượng. Hơn nữa, thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực thực hiện từ phía cá nhân, tổ chức.

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết tại Hoatieu.vn: Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật

3. Ví dụ thi hành pháp luật?

Để bạn đọc có thể nhận biết kỹ càng hơn những hành vi nào là hành vi thi hành pháp luật, Hoatieu.vn xin đưa ra một vài ví dụ sau:

Ví dụ 1: Pháp luật quy định nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trên thực tế, không ít những bậc cha mẹ không hoàn thành nghĩa vụ của mình, tuy nhiên có rất nhiều cha mẹ sinh con ra thương yêu, chăm sóc và giáo dục con trở thành người có ích cho xã hội, không để con thực hiện những hành vi xấu, trái pháp luật. Hành vi trên là hành vi thi hành pháp luật của cha mẹ.

Mời bạn đọc tham khảo chi tiết về nghĩa vụ nuôi dạy con của cha mẹ trong bài viết của Hoatieu.vn:  Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy?

Ví dụ 2: Mọi công dân khi có quyết định, bản án của toà án thì mọi công dân đều phải thi hành. Ví dụ vụ việc hai vợ chồng ly hôn tranh chấp quyền nuôi con. Khi toà án ban hành quyết định cho bố nuôi con còn vợ sẽ có trách nhiệm thăm và cấp dưỡng. Vì vậy người mẹ có nghĩa vụ giao con cho người bố theo quyết định đó. Việc thi hành pháp luật phải tự nguyện và chủ động.

Ví dụ 3: Mọi công dân của Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Vì vậy mọi cá nhân hay tổ chức đều phải đóng thuế theo quy định.

Cụ thể là doanh nghiệp A phải đóng các khoản thuế về doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước. Nghĩa vụ này được thực hiện chủ động và trung thực.

Tuy nhiên nếu mọi đối tượng có nghĩa vụ phải thực hiện thì phải thực hiện nghiêm chỉnh nếu không sẽ bị xử lý theo quy định nhà nước.

Ví dụ 4: Anh A và chị B muốn kết hôn với nhau, hai anh chị đã cùng nhau ra Ủy ban nhân dân xã để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Anh chị A và B đã thực hiện pháp luật đó là đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 5:  Khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Do đó việc chủ động và tự nguyện đội mũ bảo hiểm chính là việc thực hiện pháp luật

4. Công dân KHÔNG thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, công dân không thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Hoàn thiện hồ sơ đấu thầu.

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.

C. Từ chối đăng ký tạm trú, tạm vắng.

D. Giao nộp người nhập cảnh trái phép.

Đáp án C: Từ chối đăng ký tạm trú, tạm vắng.

Vì việc đăng ký tạm trú, tạm vắng là quy định bắt buộc người dân cần thực hiện khi chuyển đến nơi ở mới hoặc rời nơi ở cũ trong khoảng thời gian nhất định theo Luật cư trú 2020.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân không thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đi đăng kiểm đúng quy định.

B. Đi đăng ký nghĩa vụ quân sự.

C. Tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh.

D. Kinh doanh không đúng giấy phép.

Đáp án D: Kinh doanh không đúng giấy phép.

Vì việc kinh doanh mặt hàng, lĩnh vực không đúng giấy phép đăng ký kinh doanh ban đầu là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 3: Hành vi nào sau đây không thi hành pháp luật?

A. Không vượt đèn đỏ

B. Không phụng dưỡng cha mẹ già

C. Không dùng hóa chất làm tươi sống thực phẩm

D. Không sản xuất pháo trái phép

Đáp án B: Không phụng dưỡng cha mẹ già

Vì việc phụng dưỡng cha mẹ già đã được pháp luật quy định bắt buộc mọi công dân phải thực hiện, nếu vi phạm sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính. Con cái phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. Đó là một truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

5. Hướng dẫn giải chi tiết đề tham khảo GDCD 2024

Đề thi tham khảo GDCD 2022 cho kỳ thi THPT năm nay đã được công bố bởi Bộ giáo dục và đào tạo. Môn GDCD trong bài thi Khoa học xã hội từ câu 81 đến câu 120. Vấn đề thi hành pháp luật cũng đã được đề cập trong đề thi tham khảo này tại câu số 102, mời bạn đọc tham khảo câu hỏi và giải thích đáp án cho câu hỏi dưới đây:

102. Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? 

A. Đăng ký sửa mã định danh

B. Lan tỏa thông tin nội bộ 

C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia

D. Bảo mật kĩ năng phòng chống dịch 

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Đáp án A: Mã định danh cá nhân là dãy số trên căn cước công dân, CMND, thể hiện mã thế kỷ sinh, năm sinh, giới tính, mã tỉnh, thành phố, mã quốc gia. Mã số sẽ được cấp ngẫu nhiên, mỗi người sẽ có 1 mã định danh liên kết rất nhiều thông tin nên không được sửa đổi mã định danh. Pháp luật không cho phép đăng ký sửa mã định danh.

Đáp án B:  Pháp luật quy định bảo mật thông tin nội bộ, việc lan tỏa thông tin nội bộ là hành vi vi phạm pháp luật nên không được xem là thi hành pháp luật.

Đáp án D: Với tình hình dịch bệnh chủng Covid 19 mới, nhà nước và các cơ quan tích cực, chủ động tuyên truyền cách phòng và chữa bệnh khi bị nhiễm Covid, bảo mật kỹ năng phòng dịch tức là không thi hành pháp luật.

Căn cứ theo khái niệm thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định, xét thấy đáp án C đúng nhất bởi "Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia" là hành vi thi hành pháp luật.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật.

Đánh giá bài viết
9 9.904
0 Bình luận
Sắp xếp theo